Giá / Mô hình kinh tế

Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên

Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên
Tác giả: 
Ngày đăng: 14/05/2012

Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2012. Theo đó, hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Ngoài việc được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Cụ thể, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%; mức hỗ trợ là 50% khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30% - 70%. Đồng thời, ngân sách nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước; mức chi phí do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định. Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang. Hỗ trợ 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác được cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước.

Ngoài các chính sách hỗ trợ, nghị định cũng nêu rõ, hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước. Việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước phải đáp ứng 3 điều kiện: phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng; phải có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; tổ chức, cá nhân được nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định.

Ngoài ra, người sử dụng đất trồng lúa phải sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt; sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất. Chính phủ nghiêm cấm các hành vi: gây ô nhiễm, làm thoái hóa, làm biến dạng mặt bằng của đất dẫn đến không trồng lúa được; bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2 năm trở lên không vì lý do thiên tai bất khả kháng…

Có thể bạn quan tâm

Thanh Long Xuất Khẩu Có Giá Cao Thanh Long Xuất Khẩu Có Giá Cao

Hiện thanh long của Việt Nam được xuất khẩu qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá khá tốt, đạt cao nhất trên 90.000 đồng/kí lô gam. Phó giáo sư - tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết như vậy tại hội nghị: “Phổ biến kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị thanh long và nhân rộng đối với sản phẩm trái cây khác”, được tổ chức tại Tiền Giang sáng ngày 17-10.

14/05/2012
Sản Xuất Thành Công Giống Lúa Siêu Chịu Mặn Sản Xuất Thành Công Giống Lúa Siêu Chịu Mặn

Chiều 23-10, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út cho biết đã chuyển giao sản xuất thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.

14/05/2012
Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai

Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

14/05/2012