Đằng Sau Vụ Phá Rừng Tàn Khốc Ở Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Văn H, xóm 7, Sơn Hồng nói: “Đúng như báo chí viết. Sơn Hồng tuy là xã miền núi lắm rừng, nhiều gỗ nhưng kể từ trước tới nay chưa có vụ phá rừng nào lớn đến mức xe thu gom gỗ chạy ầm ầm từng đoàn suốt mấy ngày đêm liền vẫn chưa hết gỗ trên rừng. Trong lúc đó dân chúng tôi ở dưới chân rừng thèm mấy que làm nhà riêng cho con không có”.
Một nhân viên bảo vệ rừng của Cty Lâm nghiệp & Dịch vụ Hương Sơn đứng bên đống gỗ ngổn ngang cạnh cột mốc số 0, biên giới Việt - Lào, than thở: "Chúng tôi là nhân viên bảo vệ rừng được điều về tăng cường trong khu vực. Khi về đây, Cty yêu cầu chúng tôi phải canh giữ cẩn mật, tuyệt đối không để thất thoát một bê gỗ nào, kể cả dịp tết vừa rồi anh em không được về nhà mà phải ở lại túc trực".
Người bảo vệ này cũng than vãn rằng, nghề khai thác, chế biến lâm sản là nghề chủ yếu truyền thống của Cty để tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm công nhân lao động. Thế nhưng, đã hơn một năm trời công nhân Cty bơ vơ không có việc làm vì không được khai thác gỗ nên lương cũng không có, nhiều công nhân phải bươn chải ra ngoài dân vay lương thực để có cái ăn hàng ngày. Nay thấy hàng trăm khối gỗ bị thu hồi về, tấp la liệt khắp nơi mà không khỏi đau lòng.
Đầu tháng 11/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại của rừng do bị khai thác trái phép từ năm 2010-2011 tại địa bàn xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn sau khi phát hiện hơn 45 m3 gỗ được tập kết tại xóm 15 (đây là một vụ phá rừng vào tháng 6/2011).
Trong 2 lần tiến hành kiểm tra, đoàn liên ngành hàng chục người đã “làm việc cật lực” cả tháng trời, tiêu tốn hơn 200 triệu đồng của Nhà nước nhưng hàng trăm m3 gỗ lậu tấp đầy các cánh rừng Sơn Hồng vẫn không được phát hiện.
Một người dân địa phương cho rằng, khu vực rừng đầu nguồn biên giới Sơn Hồng trữ lượng gỗ còn rất nhiều. Vì vậy, ở đây có nhiều lực lượng chức năng như chủ rừng, kiểm lâm, bộ đội biên phòng, địa phương tham gia công tác bảo vệ rừng. Đặc biệt, trên tuyến đường độc đạo từ Sơn Hồng ra Sơn Lĩnh, ra quốc lộ 8A có đến 6 sào chắn của các lực lượng liên quan chốt chặn. Thế nhưng, không hiểu vì sao mà lâm tặc vẫn ngang nhiên hoành hành mà không ai hay biết?!
Nhiều người còn đặt câu hỏi về một nguyên nhân khác nữa đó là, đầu năm 2011, chủ trương của tỉnh này đề ra: “Sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính trong ngành NN- PTNT; trong đó, sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp vào Chi cục Kiểm lâm” nên một số cán bộ cấp dưới đã lơ là công tác quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn biên giới, mặc cho lâm tặc lộng hành? v
Có thể bạn quan tâm
Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn (khoai mì), ngoài biện pháp giống thì phân bón - đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất.
Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang lấn át tôm sú và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK. Việc người dân dần chuyển sang nuôi TTCT phải chăng là xu hướng tất yếu.
Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.