Giá / Mô hình kinh tế

Đàn Gà “Vàng” Của Anh Dục

Đàn Gà “Vàng” Của Anh Dục
Tác giả: 
Ngày đăng: 04/06/2013

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

Sau một thời gian mày mò làm ăn, anh Dục đã nhận ra giá trị kinh tế lớn của giống gà Đông Tảo. Năm 2001, anh là người đầu tiên nhập giống gà về để mở trang trại chăn nuôi tại thôn Trung.

Ban đầu, anh tìm đến tận xã Đông Tảo, học hỏi phương pháp chăm sóc đàn gà. Sau đó, anh tự tìm hiểu qua sách báo và tích lũy kinh nghiệm chăn nuôi. Anh Dục cho biết: “Giống gà Đông Tảo dễ chăm sóc. 12 năm nuôi gà, gia đình tôi chưa để xảy ra một đợt dịch bệnh nào”. Ngoài yêu cầu nắm vững kỹ thuật chăm sóc, theo anh Dục, quan trọng nhất là chuồng trại phải luôn sạch sẽ.

Từ nuôi gà thịt, hiện nay, gia đình anh chuyển sang nuôi gà lấy giống với số lượng 3.000 con, số lượng đàn lớn nhất thôn Trung. Với 3 khu chăn nuôi có diện tích trên 1.000m2, gia đình anh còn phải thuê thêm 3 nhân công.

Mỗi ngày, đàn gà cho anh khoảng 1.000 trứng. Anh Dục đã mở lò ấp trứng, mở thêm dịch vụ cung cấp gà giống cho các địa phương trong tỉnh và nhiều tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La… Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh Dục thu lãi 500 - 600 triệu đồng.

Thấy được thành công từ mô hình chăn nuôi của gia đình anh Dục, nhiều gia đình trong xã cũng học tập mô hình này. Một số gia đình nuôi với số lượng nhiều như gia đình anh Chu Đình Thu, Chu Đình Kế, Chu Văn Lượng… cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Đỗ Thành Đoàn- Trưởng thôn Trung cho biết: “Hiện thôn Trung có 141 hộ dân. Trong đó có 100 hộ nuôi gà Đông Tảo theo hình thức trang trại. Tổng số đàn gà trong thôn khoảng trên 10 vạn con. Việc phát triển đàn gà Đông Tảo đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân địa phương, đồng thời, góp phần quảng bá thương hiệu gà Đông Tảo ra thị trường trong và ngoài nước".


Có thể bạn quan tâm

Thanh Niên Làm Kinh Tế Giỏi Thanh Niên Làm Kinh Tế Giỏi

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

04/06/2013
Vấn Đề Tái Canh Khiến Nông Dân Trồng Cà Phê Đau Đầu Vấn Đề Tái Canh Khiến Nông Dân Trồng Cà Phê Đau Đầu

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

04/06/2013
Bớt Căng Thẳng Nguồn Tôm Nguyên Liệu Cung Ứng Cho Các Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Ở Bạc Liêu Bớt Căng Thẳng Nguồn Tôm Nguyên Liệu Cung Ứng Cho Các Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.

04/06/2013