Đại học Cornell chắp cánh cho ngành canh tác trong nhà
Các doanh nhân canh tác trong nhà và chuyên gia hồi đầu tháng rồi đã đến đại học Cornell (New York, Hoa Kỳ) với một mục tiêu: kinh doanh rau củ địa phương bằng phương thức canh tác trong nhà.
Đại học Cornell chấp cánh cho ngành công nghiệp non trẻ canh tác trong nhà bằng nghiên cứu và cung cấp nhân lực. Ảnh: Cornell.
Nói chính xác đó là làm nông trong môi trường chủ động (controlled environment agriculture – CEA). Hệ thống canh tác này phối hợp các yếu tố như nhiệt và ánh sáng với sản xuất thuỷ canh, cho phép canh tác rau xanh quanh năm. Quy trình này mở rộng mùa vụ từ một loạt giải pháp công nghệ thấp, như các nhà lồng phủ nhựa, tiến đến các giải pháp công nghệ cao như các nhà kính hoàn toàn tự động với sự điều khiển của máy tính và đèn LED.
Neil Mattson, giám đốc Cornell CEA và là phó giáo sư khoa Nông học tích hợp, Đại học Cornell đã trở thành nơi dẫn đầu thế giới về nghiên cứu CEA. Hồi đầu tháng 11, hội đồng tư vấn Cornell CEA (được thành lập năm 2015 nhằm phát triển các thị trường dịch vụ bán lẻ và thực phẩm đối với các sản phẩm sử dụng CEA) đã tập họp về trường hơn 80 doanh nhân và cổ đông để thảo luận về tình hình của ngành canh tác trong nhà, nông nghiệp đô thị, xu hướng siêu thị và công nghệ mới.
Hội nghị đã công bố thành lập hiệp hội CEA toàn cầu, một tổ chức vận động cho việc nuôi dưỡng, am hiểu và chia sẻ các ý tưởng liên quan đến CEA và các ngành liên kết.
Erico Mattos, giám đốc Liên đoàn chế tạo hệ thống và thắp sáng nhà kính (GLASE) trình bày tầm nhìn của ông trong việc thúc đẩy CEA tiến bộ, bằng cách tập trung chuyên môn từ ngành mới này cùng với học thuật cho đến việc tạo ra các giải pháp.
“Cuộc họp của hội đồng tư vấn CEA đem lại một cơ hội nối kết các người chơi chính từ nhiều phân khúc khác nhau trong chuỗi cung ứng CEA ở New York. Tôi thật ấn tượng với chất lượng và số lượng các sáng kiến được đưa ra trong lĩnh vực do các giáo sư và chuyên viên đại học Cornell hỗ trợ và mức độ gắn kết của các thành viên ngành công nghiệp mới”, Mattos nói.
Mattos cho rằng, các công ty tư nhân và nghiên cứu công từ Cornell đem lại các cơ hội hợp tác có thể thúc đẩy ngành CEA tiến nhanh.
Các sinh viên tốt nghiệp từ chương trình CEA của Cornell sẽ đáp ứng nhu cầu cao từ các công ty đang muốn sử dụng nghiệp vụ và kiến thức của họ. Little Leaf Farms, một công ty hàng đầu trong sản xuất rau diếp trong nhà do Paul Sellew ‘79 thành lập và đặt trụ sở tại Devens, Massachusetts, đã thuê hàng loạt sinh viên tốt nghiệp.
“Các chuyên viên này đã có những đóng góp tức thời cho việc kinh doanh của chúng tôi”, Tim Cunniff, phó chủ tịch điều hành kinh doanh và tiếp thị của Little Leaf Farms, nói. “Thật là phấn khởi khi Cornell gắn kết với CEA. Cornell đã giữ vị trí xuất sắc để thúc đẩy phong trào thực phẩm địa phương đi lên, và toàn bộ nhân viên của Little Leaf Farms tự hào là một phần của tiến trình…”.
Paul Brentlinger, phụ trách bộ phận trồng trọt và là thế hệ sở hữu thứ hai của CropKing, cho rằng doanh nghiệp của ông và Cornell “cùng quan điểm về các thế hệ nông gia tương lai, và chúng tôi ủng hộ Cornell cùng với mục tiêu đào tạo thế hệ những người điều hành tới của CEA trong khả năng của mình”.
Laura Biasillo, chuyên gia phát triển kinh tế nông nghiệp chương tình Hợp tác mở rộng của Cornell (CEE) quận Broome, nói: “CEE là ‘những đôi giày trên đất’, cung cấp mọi thứ từ trợ giúp kỹ thuật đến kế hoạch kinh doanh, phân tích chi phí và tài trợ kinh phí cần thiết cho các startup và doanh nghiệp đang mở rộng ngành này.
“Nhiều góc nhìn khác nhau làm cho các cuộc trao đổi đối thoại sát sườn hơn, và kiến tạo một mạng lưới cho phân khúc nông nghiệp đang nổi lên này tại New York là một trong những lợi ích chính của hội nghị”. “Hiện nay đã đến lúc những người tham gia thực sự làm việc với thông tin thu hoạch từ tiến trình xây dựng kế hoạch kinh doanh đặc biệt này”, Aileen Randolph, quản lý truyền thông của viện Canh tác khả thi New York cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Dùng một chiếc smarphone chụp lá cây, hay một chùm trái cây là có thể biết lá đó đang bị bệnh gì, trái cây đó đã đến lúc thu hoạch chưa…
Bộ Nông nghiệp Malaysia đang nỗ lực để có thể xuất khẩu trái sầu riêng tươi sang Trung Quốc trong vòng một năm tới. Bài học liên kết từ sầu riêng Malaysia
Nấm rơm trong nhà, giá bán 65.000 đồng/kg, có lúc lên đến 160.000 đồng/kg vẫn không đủ bán. Làm nông kiểu khác: dựng nhà cho nấm rơm