Đã Đến Lúc Nông Dân Phải “Tự Đứng Lên”

Nguồn: Cà Mau Online, 02/12/2011Ngày đăng tin:
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Những năm gần đây, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản đề ra những chủ trương, chính sách quan tâm đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì thế, nông dân phải “tự tính toán cho bản thân mình, tự đứng lên” để làm chủ và quyết định cho tương lai của mình.
Theo đó, thay vì chỉ làm ăn nhỏ lẻ, nông dân nên góp tiền, của, vật chất, công sức hình thành các mô hình sản xuất với quy mô lớn hơn, làm ra sản phẩm, hàng hóa lớn có giá trị cao tham gia với thị trường trong nước và hội nhập kinh tế thế giới.
Do đó, nông dân phải đổi mới nhận thức, hình thành mô hình sản xuất mới trên cơ sở kinh tế tập thể “tổ hợp tác”, “hợp tác xã” hoặc “trang trại” theo Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về phát triển kinh tế tập thể. Nên bỏ hẳn tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, hiệu quả không cao.
Điều quan trọng nhất là nông dân phải tham gia vào sản xuất lớn. Mà muốn sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm, hàng hóa lớn, đòi hỏi nông dân phải biết đoàn kết hợp tác, trao đổi về giống, vốn, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm… Vấn đề là làm sao tự người nông dân phải hiểu biết về mặt luật pháp để sử dụng ruộng, vườn, đất đai được ổn định, lâu dài.
Cần phải đổi mới và cải tiến công tác quản lý, đầu tư về nông nghiệp, nông thôn theo hướng phân định rõ phạm vi trong vấn đề đầu tư, việc nào đầu tư nhiều, việc nào đầu tư ít, tùy từng loại hình sản xuất. Đặc biệt là vấn đề “tự lực cánh sinh”, nội bộ nông dân phải biết đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển đi lên về mọi mặt, bảo đảm đạt kết quả cao. Có làm được như vậy mới hình thành những cánh đồng rộng sản xuất bằng máy móc, thu nhập mới tăng cao.
Hiện nay, Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có nhiều nội dung thiết thực đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân như: quy hoạch sản xuất, nhà ở, tăng thu nhập, hỗ trợ hộ nghèo, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, điện, đường, trường, trạm…
Hỗ trợ của Nhà nước cho lĩnh vực này là rất lớn, nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân nông thôn từng bước ngang tầm với người dân thành thị.
Chính vì thế, nông dân, nông thôn càng phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, phải đứng lên tự làm chủ bản thân, tích cực, tự nguyện đăng ký tham gia xây dựng nông thôn mới để gia đình được hưởng thụ, đồng thời làm giàu cho quê hương, đất nước./.
Có thể bạn quan tâm

Từ nhiều năm nay, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) tận dụng lượng rơm rạ sẵn có để trồng nấm rơm nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh thì từ đầu tháng 8 đến nay phát hiện tôm chết hàng loại do dịch bệnh đốm trắng do vius và hội chứng gan tụy của 138 hộ nuôi tại 6 xã của huyện Kỳ Anh và xã Xuân Yên ở huyện Nghi Xuân.

Phát huy lợi thế đồi rừng, gần đây, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang) đã phát triển nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn đen lai lợn rừng của bà con nông dân thôn 7 Thống Nhất.