Giá / Tin thủy sản

Cua biển Cà Mau tăng giá mạnh

Cua biển Cà Mau tăng giá mạnh
Tác giả: Hồng Châu
Ngày đăng: 16/03/2016

Khảo sát tại các chợ TP HCM cho thấy, cua gạch loại 1, trước Tết giá chỉ 390.000 đồng một kg thì nay là 550.000 đồng. Cua loại 2 giá từ 160.000 đồng tăng lên 250.000 - 290.000 đồng một kg.

Chị Hạnh, tiểu thương chợ Hòa Bình (Q.5) cho biết, trước Tết, cua thịt loại 4 - 5 con một kg giá chỉ 160.000 đồng nhưng nay đã 250.000 đồng, còn cua loại 2 con một kg nay đã đắt thêm 70.000 đồng lên 350.000 đồng. Riêng cua gạch, chị bán rẻ hơn so với các chợ khác nhưng cũng đắt thêm 50.000 đồng so với trước Tết, lên 450.000 đồng một kg.

Cũng bán giá khá cao, anh Thanh ở chợ Bà Chiểu cho biết, anh chỉ bán duy nhất cua thịt loại 2 giá 260.000 đồng một kg. “Mấy ngày nay đi lấy hàng rất hiếm, tôi chỉ chọn được khoảng gần chục kg vì mùa này cua ít. Dù bán giá cao hơn so với ngày thường 70.000 đồng, nhưng đến trưa là không còn hàng để bán”, anh Thanh nói và cho biết, từ Tết đến nay cua gạch Cà Mau loại 1 rất khó mua vì thương lái lớn đến tận nhà dân thu gom với giá 550.000 - 600.000 đồng một kg để xuất đi Trung Quốc nên cua trở nên đắt đỏ. Nếu có mua thì khách ở các tỉnh đa phần chỉ được ăn cua loại 2.

Cũng xác nhận giá cua khởi sắc so với trước Tết, chủ vựa cua ở Đầm Dơi (Cà Mau) cho hay, thời điểm này cua có giá khá tốt, thương lái mua đi bán lại cũng đắt hàng và lãi hơn so với trước đó. Bởi lẽ, cua chuẩn bị hết mùa nên số lượng ít dần. Mặt khác, sau Tết Trung Quốc ồ ạt thu mua khiến cung không đủ cầu, đẩy giá lên cao.

Trao đổi với VnExpress, ông Ngô Thanh Lĩnh, Tổng thư ký Hội Chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, cua tăng giá là do sản lượng năm nay giảm hơn so với năm trước vì hộ dân nuôi cua mùa này ít hơn so với cùng kỳ.

“Nhờ giá tăng từ sau Tết đến nay mà bà con nông dân nuôi cua ở Cà Mau đã có lãi cao. Tuy nhiên, cua Việt vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và Đài Loan. Nếu 2 thị trường này thu gom mạnh thì giá sẽ tăng, còn ngược lại giá rớt mạnh”, ông Lĩnh nói, đồng thời cho biết thêm, sản lượng tiêu thụ trong nước vẫn còn thấp nên giá cả bấp bênh. Thông thường, vào tháng 5-6 hàng năm là thời điểm Trung Quốc ngưng mua, giá lại giảm mạnh.

“Chúng tôi cũng luôn tìm kiếm thêm thị trường mới để tạo đầu ra ổn định cho người dân nhưng rất khó tiếp cận vì các thị trường mới khá khó tính và quy định khắt khe. Trong khi đó, quy mô nuôi cua ở các hộ dân còn manh mún”, ông Lĩnh nói.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Quảng Ngãi trúng mùa ruốc Ngư dân Quảng Ngãi trúng mùa ruốc

Những ngày này, làng chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) nhộn nhịp cả ngày. Những chuyến ghe đầy ắp ruốc lần lượt cập bến, mang theo niềm vui cho ngư dân.

16/03/2016
Dùng kháng sinh đúng cách cho tôm hùm Dùng kháng sinh đúng cách cho tôm hùm

Tôm hùm là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng cũng chịu nhiều rủi ro do dịch bệnh. Để phòng và điều trị bệnh sữa, bệnh đỏ thân trên tôm hùm, từ năm 2014, TS Võ Văn Nha, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung, đã đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả thông qua đề tài khoa học “Nghiên cứu độ ổn định của hoạt lực một số kháng sinh điều trị bệnh sữa và đỏ thân do vi khuẩn ở tôm hùm tại tỉnh Phú Yên và đề xuất giải pháp kiểm soát”.

16/03/2016
Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy hải sản khai thác Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy hải sản khai thác

Kinh tế biển Sóc Trăng gắn liền với cơ cấu kinh tế mũi nhọn từ nguồn lợi thủy sản nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, thương mại – dịch vụ thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Những năm gần đây, tình hình khai thác và thu nhập của ngư dân gặp khó khăn do mức độ cạnh tranh cao và chất lượng thủy hải sản bị hạn chế do thiếu trang thiết bị bảo quản và ngư dân chưa nắm rõ các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trên tàu cá.

16/03/2016