Giá / Mô hình kinh tế

Công Điện Chỉ Đạo Sản Xuất Lúa Hè Thu Năm 2012 Ở ĐBSCL

Công Điện Chỉ Đạo Sản Xuất Lúa Hè Thu Năm 2012 Ở ĐBSCL
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/04/2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất lúa Hè Thu năm 2012 ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, sản xuất lúa Hè Thu năm 2012 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang được triển khai với các diễn biến phức tạp. Cụ thể như diện tích vụ Xuân Hè gieo trong tháng 2, tháng 3/2012 vẫn còn khá cao, khoảng 200.000 ha, đối với trà lúa này thời gian gieo sạ trùng với đợt lúa Đông Xuân gặt rộ nên dễ bị nhiễm rầy di trú truyền bệnh vàng lùn, lùn xuắn lá.

Hiện nay tại Đồng Tháp, tỉnh trồng nhiều lúa Xuân Hè đã có tình trạng nhiễm bệnh.

Đây là nguy cơ dịch bệnh sẽ lan truyền sang các trà lúa Hè Thu chính vụ gieo trong tháng 4 và tháng 5 của cả vùng như đã xảy ra trong năm 2006.

Trước diễn biến trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp khẩn trương ngăn chặn,  phòng trừ hiệu quả rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Cụ thể, đối với vùng đang có dịch xảy ra, khoanh vùng, vận động nông dân nhổ hủy cây lúa bệnh. Đối với rầy nâu tuyệt đối không phun ngừa, không phun định kỳ. Chỉ phun thuốc trừ rầy trong trường hợp mật số rầy tăng cao quá 3 con/tép theo "4 đúng".

Trường hợp mật độ rầy thấp cần theo dõi chặt diễn biến, không phun thuốc tràn lan dễ gây bộc phát rầy nâu tạo cháy rầy trên lúa và phát tán lan truyền mầm bệnh sang các nơi khác.

Đối với trà lúa dưới 30 ngày nếu có rầy nâu di trú cần áp dụng biện pháp bơm nước ngập đọt lúa để che chắn rầy (từ 3-5 ngày), khi hết đợt rầy sẽ tháo nước và chăm sóc bình thường.

Tổ chức thăm đồng thường xuyên, điều tra, phát hiện diện tích bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để chỉ đạo phòng trừ kịp thời, không để lây lan rộng. Tăng cường giải pháp sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu.

Đối với vùng chưa gieo sạ, làm kỹ vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ lúa Hè Thu tập trung, đồng loạt, né rầy theo đúng thời vụ được chính quyền địa phương quy định.

Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn tăng giá thuốc, kinh doanh thuốc không đúng chất lượng; tăng cường quản lý nội dung quảng cáo, tiếp thị thuốc bảo vệ thực vật mang tính lạm dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể bạn quan tâm

Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.

23/04/2012
Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Hiện Chính phủ đang thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh thành và sẽ kết thúc vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, với tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra trong thời gian qua thì khả năng sau thời gian này bảo hiểm nông nghiệp khó có thể trở thành một kênh để hỗ trợ người dân.

23/04/2012
Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak

Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.

23/04/2012