Giá / Mô hình kinh tế

Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL

Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL
Tác giả: 
Ngày đăng: 16/07/2012

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).

Bà con nông dân sử dụng thuốc KTST cho nhiều loại rau như: rau gia vị, rau ngót, xà lách, cải cúc, cải bắp, dưa chuột, cà chua, đậu, bầu bí và rau muống... với số lần phun từ 1 – 2 lần/lứa rau. Với thuốc ngoài danh mục (không có hướng dẫn bằng tiếng Việt) nông dân sử dụng với liều lượng cao gấp 5 lần so với khuyến cáo của thuốc có cùng hàm lượng hoạt chất thuốc trong danh mục.

Cũng qua nghiên cứu cho thấy hoạt chất của thuốc KTST ngoài danh mục "Tăng phọt 920" và "Viên sủi GA3" là Gibberellic acid với hàm lượng tương ứng là 17,7% và 20,2%. Chúng tôi không phát hiện thấy hoạt chất khác và tạp chất khác. Đây là một hoạt chất có trong danh mục thuốc sử dụng ở Việt Nam, đến nay đã có 32 tên thương mại của các tổ chức đăng ký (chưa kể hơn 10 tên thương mại nữa do hỗn hợp với chất khác), thuộc nhóm độc 3 (ít độc) theo phân loại của WHO và Mỹ xếp vào nhóm độc 3, nhóm độc 4 nghĩa là nhóm có độc tính nhẹ nhất, gần như không đáng kể.

Còn tác động của thuốc "Tăng phọt 920" và "Viên sủi GA3" đối với cây rau ra sao?

Cây xà lách bị tác động rõ rệt. Cụ thể, chiều cao cây (dài lá) tăng từ 6,0 - 13% sau phun 3 ngày, tăng 18,8 - 39,3% sau 7 ngày, tăng từ 14,3 - 36,6% sau 10 ngày phun thuốc và ra ngồng hoa từ sau 7 ngày phun thuốc. Đường kính tán cây tăng từ 4,9 - 16% (sau 3 ngày), 13,7 - 24% (sau 7 ngày) và 25 - 32,4% (sau 10 ngày) phun thuốc. Màu sắc lá nhạt dần, cây èo uột từ sau 3 ngày phun thuốc. Chất lượng rau, tỷ lệ phần trăm thương phẩm (bộ phận lá ăn được) giảm nhiều.

Kết quả này đúng với cả thuốc chứa hoạt chất Gibberellic acid trong Danh mục được thử nghiệm. Điều này cho thấy cây rau xà lách rất mẫn cảm với Gibberellic acid. Thực tế, trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam, không có loại thuốc nào có hoạt chất Gibberellic acid đăng ký sử dụng trên cây rau xà lách.

Trong khi đó, cây rau cải bị tác động không rõ rệt về chiều cao cây, màu sắc lá ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khác nhau (Bắc, Trung, Nam) đến 7 ngày sau phun thuốc. Thậm chí, 14 ngày sau khi phun 2 loại thuốc này, cây rau cải có hiện tượng dừng, giảm tăng trưởng và lá cây sần sùi, quăn queo, biến dạng do dùng với liều lượng gấp 5 lần trở lên theo khuyến của thuốc cùng hàm lượng hoạt chất trong danh mục.

Còn dư lượng Gibberellic acid thì sao, thưa ông?

Dư lượng Gibberellic acid dưới mức dư lượng tối đa cho phép 1 ngày sau phun đối với xà lách, 2 ngày sau phun đối với rau cải nếu dùng thuốc ở liều lượng khuyến cáo dựa theo MRLs đối với rau của Nhật Bản: 0,2 mg/kg. Nếu dùng liều lượng gấp 5 lần, 10 lần khuyến cáo thì dư lượng Gibberellic acid dưới mức dư lượng tối đa cho phép 3 ngày sau phun đối với xà lách, 4 ngày sau phun đối với rau cải. Cần lưu ý là dựa vào MRLs của Nhật là nghiêm ngặt, còn MRLs của Đài Loan đối với rau là 5mg/kg, Mỹ, EU không áp dụng MRLs.

Như vậy có hay không hai loại thuốc vốn vẫn được gọi là "thần dược" làm cây rau lớn nhanh như thổi?

Không có "thần dược" làm cây rau "lớn nhanh như thổi" mà hai loại thuốc "Tăng phọt 920" và "Viên sủi GA3" là thuốc KTST có hoạt chất Gibberellic acid. Không thể sau 2 - 3 ngày phun thuốc này (dù phun với liều lượng rất cao) mà một cây rau mới gieo hoặc trồng đã cho thu hoạch hoặc cây rau tăng trưởng gấp 3 - 4 lần, rau lớn nhanh đến nỗi không kịp hái...

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ ngày thứ 3 trở đi kể từ khi phun thuốc mới thấy sự khác biệt so với cây không phun về chiều cao, màu sắc...Nếu phun quá nhiều Gibberellic acid sẽ gây rối loạn hô hấp, quang hợp, vận chuyển dinh dưỡng...trong cây rau, rối loạn hoocmon trong rau và rau phát triển không bình thường.

Hai loại thuốc "Tăng phọt 920" và "Viên sủi GA3" có Gibberellic acid là hoạt chất đã có trong Danh mục. Như vậy về nguyên tắc, chúng có được phép sử dụng không? Nếu được thì cách sử dụng như thế nào?

Đúng là hai loại thuốc này có Gibberellic acid là hoạt chất đã có trong Danh mục được phép sử dụng nhưng 2 tên thương phẩm chưa có trong Danh mục được phép sử dụng. Do đó, theo các văn bản quy định về thuốc BVTV thì chúng không được phép buôn bán, sử dụng. Để được buôn bán, sử dụng chúng phải đăng ký vào Danh mục, tức là phải có tổ chức hoặc cá nhân đứng ra đăng ký chịu trách nhiệm về sản phẩm (chất lượng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm...) và tuân theo quy định đăng ký thuốc BVTV nêu trong Quy định quản lý thuốc BVTV của Bộ NN- PTNT.

Cũng xin nói lại là trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam đã có 32 tên thương mại của hoạt chất Gibberellic acid, có hướng dẫn sử dụng cụ thể về liều lượng, thời gian sử dụng, đối tượng cây trồng...nhưng rất tiếc bà con nông dân đã không mua thuốc đó mà lại ham rẻ, mua thuốc ngoài luồng, thuốc trôi nổi.

Có cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại thuốc này đến sức khoẻ con người?

Tôi xin nói ngay việc nghiên cứu này đối với 1 loại thuốc BVTV không phải mất vài tháng mà phải mất vài năm, hơn nữa cần lượng kinh phí không nhỏ. Danh mục thuốc của Việt Nam hiện nay có khoảng 700 hoạt chất, nếu chúng ta cứ nghiên cứu như vậy thì thời gian và kinh phí đăng ký 1 loại thuốc là bao nhiêu và bao lâu? Hai loại thuốc "Tăng phọt 920" và "Viên sủi GA3" đã xác định hoạt chất Gibberellic acid. Ảnh hưởng của hoạt chất này tới con người thế giới công bố rồi nên theo cá nhân tôi, việc nghiên cứu đó ở nước ta hiện nay là không cần thiết.

Ông có khuyến cáo gì đối với việc sử dụng thuốc BVTV nói chung, đặc biệt là thuốc KTST trên cây rau?

Bà con nông dân nên chấp hành quy định của pháp luật, chỉ sử dụng thuốc BVTV nói chung, thuốc KTST nói riêng trong danh mục được phép sử dụng, theo đúng khuyến cáo của từng loại thuốc đối với từng loại cây trồng, tuân theo nguyên tắc 4 đúng và quy định thời gian cách ly. Đối với cây rau chỉ sử dụng thuốc BVTV được phép sử dụng cho rau, tiến tới tăng cường sử dụng thuốc BVTV sinh học.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).

16/07/2012
Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao

Nhận thấy cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm.

16/07/2012
Người Nuôi Tôm Hùm Nhơn Hải Thiệt Hại Trên 2 Tỉ Đồng Người Nuôi Tôm Hùm Nhơn Hải Thiệt Hại Trên 2 Tỉ Đồng

Ngày 16.8, ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Theo kết quả kiểm tra ban đầu, thiệt hại do vụ tàu vận tải Yong Li 2 Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam, gây ra cho khu vực nuôi tôm hùm thương phẩm của ngư dân xã Nhơn Hải tại vùng biển thôn Hải Giang (xã Nhơn Hải) lên đến trên 2 tỉ đồng.

16/07/2012