Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.
Cần cơ giới hóa khâu thu gom rơm
Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", trong 10 năm qua thành phố đã tích cực đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý là cơ giới hóa trong các khâu thu hoạch và phơi sấy lúa. Nếu trong năm 2011 diện tích lúa được thu hoạch bằng máy GĐLH chỉ đạt 40% thì hiện nay đã có khoảng 90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy.
Trong đó, các máy GĐLH của người dân tại địa phương đáp ứng cơ giới trong khâu thu hoạch đạt 70% diện tích, phần còn lại do máy GĐLH làm dịch vụ đến từ các tỉnh lân cận đảm nhiệm. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: "Máy GĐLH giúp nông dân tiết kiệm nhiều chi phí, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. Mặt khác, máy cũng rút ngắn thời gian thu hoạch, tránh lúa gạo bị giảm chất lượng do thời tiết mưa và giải quyết tình trạng thiếu nhân công… Song, máy GĐLH phun rơm sau thu hoạch ra khắp ruộng, rất khó cho bà con thu gom, do đó nhiều nông hộ đã đốt hoặc bỏ, gây lãng phí…".
Từ nhu cầu bức thiết này, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã tích cực quan tâm mời gọi các nhà tài trợ, tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án trong nước và quốc tế để giúp nông dân có thể nhanh chóng đưa cơ giới hóa vào khâu thu gom rơm. Tin vui đã đến khi ngành nông nghiệp TP Cần Thơ được Dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI- Việt Nam và Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ 2 máy cuốn rơm để hỗ trợ nông dân. Theo đó, Tổ hợp tác sản xuất Khiết Tâm ở ấp D2, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh và nông dân thuộc Tổ hợp tác cánh đồng lớn ở ấp Thới Phước, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ được tặng máy cuốn rơm để xây dựng mô hình điểm về cơ giới trong khâu thu gom rơm gắn với phát triển trồng nấm rơm. 2 máy cuốn rơm trên được sản xuất bởi Công ty TNHH một thành viên Thông tin Điện tử Z755 thuộc Bộ Quốc phòng.
Máy được thiết kế để thu gom rơm trên các ruộng lúa thu hoạch bằng máy GĐLH, với công suất cuốn rơm đạt 600kg/giờ. Nếu tính bình quân 1 ha lúa có khoảng 3 tấn rơm thì máy cuốn rơm sẽ thực hiện thu gom trong khoảng 5 giờ. Theo ông Nguyễn Ngọc Huấn, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất Khiết Tâm, hiện tổ có 121 tổ viên (tăng 61 tổ viên so với trước), với diện tích canh tác hơn 349ha. Trong đó, có 100ha lúa được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Bà con trong tổ hợp tác rất phấn khởi khi được tài trợ 1 máy cuốn rơm phục vụ thu gom rơm trên đồng, giúp nông dân trong tổ có điều kiện gia tăng sản xuất để tăng thu nhập. Cùng chung niềm vui đó, ông Phan Tấn Hùng, Tổ trưởng Tổ hợp tác cánh đồng lớn ở ấp Thới Phước, xã Thới Xuân cũng cho biết: "50 hộ dân, với diện tích canh tác 2.000 ha trong tổ hợp tác cũng đang rất phấn khởi vì được hỗ trợ máy cuốn rơm".
Hứa hẹn nhiều triển vọng
Theo Ban Điều phối Dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI- Việt Nam (đây là Dự án được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) và Việt Nam thực hiện từ năm 2009), nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL khá dồi dào nhưng do chưa nhận thấy hết giá trị và còn gặp khó trong việc thu gom nên nhiều bà con nông dân còn bỏ phí và đem đốt tại đồng gây ô nhiễm môi trường.
Từ thực tế đó, Dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI- Việt Nam đã quyết định tài trợ kinh phí mua 1 máy cuốn rơm và phối hợp với Sở NN&PTNT TP Cần Thơ chọn điểm hỗ trợ nhằm giúp nông dân xây dựng mô hình điểm thực hiện ứng dụng cơ giới hóa trong khâu thu gom rơm để trồng nấm rơm hoặc sử dụng cho các mục đích khác nhằm tăng thu nhập. Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (TP Hồ Chí Minh) cũng nhận thấy việc hỗ trợ nông dân mua máy cuốn rơm là rất thiết thực nên đã quyết định tài trợ 110 triệu đồng để mua thêm 1 máy cuốn rơm hỗ trợ cho nông dân tại nơi công ty đang cung ứng phân bón cho nông dân tại nhiều mô hình "cánh đồng lớn" với tổng diện tích sản xuất lúa trong các mô hình "cánh đồng lớn" khoảng 1.200 ha.
Điều phối viên Dự án sau thu hoạch ADB-IRRI- Việt Nam- Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trưởng bộ môn cơ điện tử, Khoa Cơ khí Công nghệ, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, cho rằng: "Sử dụng nguồn phụ phẩm rơm rạ sau thu hoạch lúa để chất nấm rơm đã chứng minh khá rõ hiệu quả kinh tế. Chỉ cần sử dụng rơm của 1 ha lúa chất nấm rơm, nhiều người dân có lợi nhuận trên dưới 10 triệu đồng.
Rơm còn sử dụng cho nhiều mục đích khác như: làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón…Từ mô hình hỗ trợ máy cuốn rơm cho nông dân tại huyện Vĩnh Thạnh và huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, chúng tôi mong rằng nó sẽ được nhân rộng và sẽ giúp bà con nông dân tại ĐBSCL tận dụng tốt được nguồn rơm rạ trên đồng, không còn đem vứt bỏ hoặc đốt gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường". Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: "Chúng tôi tin rằng cơ giới hóa trong khâu thu gom rơm gắn với phát triển trồng nấm và các mô hình sản xuất khác sẽ nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn thành phố thời gian tới.
Để hỗ trợ nông dân sử dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa có hiệu quả, từ tháng 10-2013, Sở NN&PTNT thành phố đã triển khai Dự án CORIGAP tại 2 huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ với 3 mô hình trồng nấm rơm đã được xây dựng trong các vùng sản xuất lúa theo mô hình "cánh đồng lớn". Mô hình trồng nấm rơm này bước đầu cho thấy hiệu quả rất tốt, giúp nông dân trồng lúa có thể đa dạng hóa và nâng cao được thu nhập".
Ông Trần Mai Xuân ở ấp Thới Phước, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, nói: "Có máy cuốn rơm tôi rất phấn khởi vì tới đây nông dân có thể dễ dàng thu gom rơm để chất nấm, tránh tình trạng rơm rạ trên đồng ruộng không được xử lý tốt làm cho lúa gieo sạ trong các vụ sau dễ bị ngộ độc hữu cơ". Ông Đỗ Văn Tính ở xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ càng vui hơn, cho biết: Có máy cuốn rơm lại thành từng cuộn tôi thấy rất tiện lợi để thu gom và cất trữ rơm cho các mùa nghịch để phục vụ chất nấm rơm suốt cả năm".
Để phát huy tốt hiệu quả của máy cuốn rơm, đại diện 2 nhóm nông dân được tặng máy cho biết, ngoài việc thu gom rơm trên các ruộng lúa của tổ hợp tác, dự kiến nhóm sẽ nhận làm thêm dịch vụ thu gom rơm cho bà con nông dân có nhu cầu.Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.
Cần cơ giới hóa khâu thu gom rơm
Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", trong 10 năm qua thành phố đã tích cực đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý là cơ giới hóa trong các khâu thu hoạch và phơi sấy lúa. Nếu trong năm 2011 diện tích lúa được thu hoạch bằng máy GĐLH chỉ đạt 40% thì hiện nay đã có khoảng 90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy.
Trong đó, các máy GĐLH của người dân tại địa phương đáp ứng cơ giới trong khâu thu hoạch đạt 70% diện tích, phần còn lại do máy GĐLH làm dịch vụ đến từ các tỉnh lân cận đảm nhiệm. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: "Máy GĐLH giúp nông dân tiết kiệm nhiều chi phí, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. Mặt khác, máy cũng rút ngắn thời gian thu hoạch, tránh lúa gạo bị giảm chất lượng do thời tiết mưa và giải quyết tình trạng thiếu nhân công… Song, máy GĐLH phun rơm sau thu hoạch ra khắp ruộng, rất khó cho bà con thu gom, do đó nhiều nông hộ đã đốt hoặc bỏ, gây lãng phí…".
Từ nhu cầu bức thiết này, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã tích cực quan tâm mời gọi các nhà tài trợ, tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án trong nước và quốc tế để giúp nông dân có thể nhanh chóng đưa cơ giới hóa vào khâu thu gom rơm. Tin vui đã đến khi ngành nông nghiệp TP Cần Thơ được Dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI- Việt Nam và Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ 2 máy cuốn rơm để hỗ trợ nông dân. Theo đó, Tổ hợp tác sản xuất Khiết Tâm ở ấp D2, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh và nông dân thuộc Tổ hợp tác cánh đồng lớn ở ấp Thới Phước, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ được tặng máy cuốn rơm để xây dựng mô hình điểm về cơ giới trong khâu thu gom rơm gắn với phát triển trồng nấm rơm. 2 máy cuốn rơm trên được sản xuất bởi Công ty TNHH một thành viên Thông tin Điện tử Z755 thuộc Bộ Quốc phòng.
Máy được thiết kế để thu gom rơm trên các ruộng lúa thu hoạch bằng máy GĐLH, với công suất cuốn rơm đạt 600kg/giờ. Nếu tính bình quân 1 ha lúa có khoảng 3 tấn rơm thì máy cuốn rơm sẽ thực hiện thu gom trong khoảng 5 giờ. Theo ông Nguyễn Ngọc Huấn, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất Khiết Tâm, hiện tổ có 121 tổ viên (tăng 61 tổ viên so với trước), với diện tích canh tác hơn 349ha. Trong đó, có 100ha lúa được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Bà con trong tổ hợp tác rất phấn khởi khi được tài trợ 1 máy cuốn rơm phục vụ thu gom rơm trên đồng, giúp nông dân trong tổ có điều kiện gia tăng sản xuất để tăng thu nhập. Cùng chung niềm vui đó, ông Phan Tấn Hùng, Tổ trưởng Tổ hợp tác cánh đồng lớn ở ấp Thới Phước, xã Thới Xuân cũng cho biết: "50 hộ dân, với diện tích canh tác 2.000 ha trong tổ hợp tác cũng đang rất phấn khởi vì được hỗ trợ máy cuốn rơm".
Hứa hẹn nhiều triển vọng
Theo Ban Điều phối Dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI- Việt Nam (đây là Dự án được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) và Việt Nam thực hiện từ năm 2009), nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL khá dồi dào nhưng do chưa nhận thấy hết giá trị và còn gặp khó trong việc thu gom nên nhiều bà con nông dân còn bỏ phí và đem đốt tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Từ thực tế đó, Dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI- Việt Nam đã quyết định tài trợ kinh phí mua 1 máy cuốn rơm và phối hợp với Sở NN&PTNT TP Cần Thơ chọn điểm hỗ trợ nhằm giúp nông dân xây dựng mô hình điểm thực hiện ứng dụng cơ giới hóa trong khâu thu gom rơm để trồng nấm rơm hoặc sử dụng cho các mục đích khác nhằm tăng thu nhập.
Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (TP Hồ Chí Minh) cũng nhận thấy việc hỗ trợ nông dân mua máy cuốn rơm là rất thiết thực nên đã quyết định tài trợ 110 triệu đồng để mua thêm 1 máy cuốn rơm hỗ trợ cho nông dân tại nơi công ty đang cung ứng phân bón cho nông dân tại nhiều mô hình "cánh đồng lớn" với tổng diện tích sản xuất lúa trong các mô hình "cánh đồng lớn" khoảng 1.200 ha.
Điều phối viên Dự án sau thu hoạch ADB-IRRI- Việt Nam- Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trưởng bộ môn cơ điện tử, Khoa Cơ khí Công nghệ, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, cho rằng: "Sử dụng nguồn phụ phẩm rơm rạ sau thu hoạch lúa để chất nấm rơm đã chứng minh khá rõ hiệu quả kinh tế. Chỉ cần sử dụng rơm của 1 ha lúa chất nấm rơm, nhiều người dân có lợi nhuận trên dưới 10 triệu đồng. Rơm còn sử dụng cho nhiều mục đích khác như: làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón…
Từ mô hình hỗ trợ máy cuốn rơm cho nông dân tại huyện Vĩnh Thạnh và huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, chúng tôi mong rằng nó sẽ được nhân rộng và sẽ giúp bà con nông dân tại ĐBSCL tận dụng tốt được nguồn rơm rạ trên đồng, không còn đem vứt bỏ hoặc đốt gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường". Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: "Chúng tôi tin rằng cơ giới hóa trong khâu thu gom rơm gắn với phát triển trồng nấm và các mô hình sản xuất khác sẽ nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn thành phố thời gian tới.
Để hỗ trợ nông dân sử dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa có hiệu quả, từ tháng 10-2013, Sở NN&PTNT thành phố đã triển khai Dự án CORIGAP tại 2 huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ với 3 mô hình trồng nấm rơm đã được xây dựng trong các vùng sản xuất lúa theo mô hình "cánh đồng lớn". Mô hình trồng nấm rơm này bước đầu cho thấy hiệu quả rất tốt, giúp nông dân trồng lúa có thể đa dạng hóa và nâng cao được thu nhập".
Ông Trần Mai Xuân ở ấp Thới Phước, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, nói: "Có máy cuốn rơm tôi rất phấn khởi vì tới đây nông dân có thể dễ dàng thu gom rơm để chất nấm, tránh tình trạng rơm rạ trên đồng ruộng không được xử lý tốt làm cho lúa gieo sạ trong các vụ sau dễ bị ngộ độc hữu cơ". Ông Đỗ Văn Tính ở xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ càng vui hơn, cho biết: Có máy cuốn rơm lại thành từng cuộn tôi thấy rất tiện lợi để thu gom và cất trữ rơm cho các mùa nghịch để phục vụ chất nấm rơm suốt cả năm".
Để phát huy tốt hiệu quả của máy cuốn rơm, đại diện 2 nhóm nông dân được tặng máy cho biết, ngoài việc thu gom rơm trên các ruộng lúa của tổ hợp tác, dự kiến nhóm sẽ nhận làm thêm dịch vụ thu gom rơm cho bà con nông dân có nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm
Ngay sau khi kết thúc gieo cấy hơn 36.000 ha lúa mùa, những ngày này nông dân các địa phương bắt tay ngay chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh giúp lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tạo tiền đề quan trọng đạt năng suất, sản lượng đề ra.
Thời gian gần đây, hoạt động nuôi tôm phát triển mạnh theo hướng tự phát đã kéo theo sực bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm do nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao...
Công ty APDC cho biết đang ứng dụng kỹ thuật thụ tinh chọn giới tính theo ý muốn. Theo đó, người chăn nuôi có thể chọn giới tính cho bê trước khi sinh sản bằng cách chọn tinh giới tính (đực/cái) để thụ thai cho bò mẹ.