Cơ Bản Khống Chế Dịch Heo Tai Xanh Ở Miền Trung

Tính đến chiều 11-3, dịch heo tai xanh tại 6 huyện thị trên địa bàn Quảng Trị có dấu hiệu chững lại. Hơn một nửa trong số 1.300 heo tai xanh đã được cán bộ thú y điều trị cách ly, số còn lại phải tiêu hủy.
Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương vẫn huy động lực lượng công an và bộ đội cùng thú y cơ sở túc trực 24/24 giờ tại các chốt chặn, nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ các sản phẩm từ heo trong vùng dịch. Hơn 70.000 liều vaccine và hàng ngàn lít hóa chất tiêu độc, khử trùng đã phát huy tác dụng tại vùng có dịch và nguy cơ lây lan dịch bệnh heo tai xanh.
Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, dịch heo tai xanh cơ bản được khống chế. Toàn tỉnh hiện không còn heo tai xanh; qua 6 ngày không phát sinh thêm ca bệnh mới. Các địa phương thuộc vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp đã kết thúc tiêm phòng vaccine heo tai xanh bao vây chống dịch và đã thực hiện các biện pháp khác phòng, chống dịch heo tai xanh theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá đồng đã góp phần nâng cao thu nhập của nhiều hộ gia đình ở nông thôn. Lượng cá nuôi này đã cung ứng một lượng lớn cho thị trường nội địa. Phát triển nuôi cá đồng theo hướng bền vững được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kinh tế nông nghiệp ở mỗi địa phương

Trong những hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình nuôi giun quế do huyện Đoàn triển khai được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, vừa làm sạch môi trường...

Bạc Liêu được mệnh danh là đất của tôm - lúa khi nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều “thành tích lẫy lừng”: đa dạng về mô hình, ổn định về năng suất và ấn tượng trong hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng nuôi khác, sự bền vững vẫn là điều khiến nông dân và các ngành chức năng lo ngại.