Giá / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
Tác giả: 
Ngày đăng: 07/06/2013

Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...

Thời gian đầu, ông Tuyến nuôi ba ba. Sau đó phong trào nuôi cá tra "lên ngôi", ông bắt đầu nuôi cá tra. Tuy nhiên, qua nhiều năm nuôi cá tra không mang lại hiệu quả cao, ông Tuyến tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp phát triển nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp cho lợi nhuận kinh tế cao.

Năm 2008, ông Tuyến nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp. Lúc đầu, ông thả nuôi 20 ngàn con, vừa nuôi vừa nghiên cứu cách chuyển đổi thức ăn tươi sống từ cá tạp sang thức ăn công nghiệp. Khi con cá lóc thích nghi với thức ăn công nghiệp và phát triển tốt, ông Tuyến tiếp tục thả nuôi thêm 50 ngàn con. Theo thống kê, chi phí giá thành để nuôi 1 kg cá lóc thành phẩm khoảng 31.000 đồng/kg, giá bán khoảng 37.000 đồng/kg, người nuôi còn lợi nhuận khoảng 6.000 đồng/kg.

Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp thành công, năm 2009, ông Tuyến tiếp tục nghĩ đến chuyện nuôi cá thác lác cườm trên vùng đất bãi bồi Cồn Ông (xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò). Với diện tích gần 2 ha, ông thả 400 ngàn con cá thác lác, trên 7 tháng nuôi thì cho thu hoạch. Ông Tuyến cho biết: Với chi phí nuôi khoảng 45.000 đồng/kg cá thành phẩm, giá thị bán khoảng 70.000 đồng/kg, người nuôi còn lãi khoảng 50%.

Ông Tuyến cho biết: "Việc chuyển đổi từ thức ăn tươi sống sang thức ăn công nghiệp cá nuôi vẫn phát triển bình thường, ít bệnh, không phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước. Trong khi sử dụng thức ăn tươi sống từ cá tạp, tỷ lệ hao hụt nhiều, giá thành cao, gây ô nhiễm đến nguồn nước". Riêng nuôi cá thác lác cườm bằng lồng bè trên sông bằng thức ăn công nghiệp, theo ông Tuyến, con cá thác lác phát triển nhanh hơn so với nuôi trong ao hầm. Hiện nay, ông nuôi 11 lồng bè cá thác lác cườm trên sông và sở hữu khoảng 8.000 con cá thác lác giống, sản xuất khoảng 3 triệu con giống mỗi năm.

Mô hình nuôi thủy sản của ông Tuyến được nhiều người đến tham quan, học tập kinh nghiệm, trong đó có một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình này cũng được Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề: "Phát triển nghề nuôi cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp" và được đánh giá cao khả năng nhân rộng ở tỉnh Đồng Tháp và ĐBSCL


Có thể bạn quan tâm

Trồng Đậu Phộng Xen Sắn, Hiệu Quả Thấy Rõ Ở Phú Yên Trồng Đậu Phộng Xen Sắn, Hiệu Quả Thấy Rõ Ở Phú Yên

Lâu nay, nông dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) trồng sắn theo phương thức quảng canh là chủ yếu nên năng suất thấp; đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất canh tác sắn, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi liên tục qua 4 vụ, chẳng những đã khắc phục được những tồn tại trên mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.

07/06/2013
Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Hiệu Quả Kinh Tế Ở Huyện Krông Bông (Dak Lak) Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Hiệu Quả Kinh Tế Ở Huyện Krông Bông (Dak Lak)

Tháng 5-2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông (Dak Lak) xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm tại một số hộ dân trên địa bàn huyện. Qua 7 tháng thực hiện, đến nay những mô hình này đã bước đầu có hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho người nuôi.

07/06/2013
Thực Hiện Hiệu Quả Quy Trình Ruộng Lúa Bờ Hoa Ở Thành Phố Cà Mau Thực Hiện Hiệu Quả Quy Trình Ruộng Lúa Bờ Hoa Ở Thành Phố Cà Mau

Mô hình ruộng lúa bờ hoa được Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai tại xã An Xuyên và Lý Văn Lâm bước đầu cho năng suất cao, bình quân trên 6 tấn lúa/ha, lợi nhuận từ 19 - 21 triệu đồng/ha.

07/06/2013