Giá / Nuôi trâu

Chữa hà móng cho trâu bò

Chữa hà móng cho trâu bò
Tác giả: Nguyễn Quốc Toản
Ngày đăng: 24/02/2016

Với chế độ nuôi nhốt trong chuồng trại khép kín có nền chuồng cứng (nền bê tông hoặc lát gạch cứng ...), sẽ có một số tác nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của móng như:

- Nền chuồng cứng có tác động cơ học tới sự phát triển của móng.

- Hệ vi sinh vật tồn tại trên nền chuồng có tác động tới sự phát triển của móng, đặc biệt sự tác động của hệ vi sinh vật yếm khí tồn tại trên nền chuồng trong các hang hốc tự nhiên.

- Khẩu phần thức ăn không đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của keratine protein, một loại protein hết sức cần thiết cho sự phát triển sừng, móng.

- Sân chơi cho gia súc chưa thích hợp về diện tích cũng như về môi trường sinh thái như thảm cỏ, độ mềm thảm cỏ, hỗn hợp cỏ tạo nền dinh dưỡng cho chế độ chăn thả, độ ẩm ướt của sân chơi, bóng mát (đặc biệt cần thiết về mùa hè) và mức độ thoáng khí ...

Với nhiều nhân tố ảnh hưởng trên, trâu bò rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua móng, đặc biệt hiện tượng vỡ móng do nhiễm khuẩn.

Để điều trị triệu chứng này, người chăn nuôi cần lưu ý:

- Xây dựng khẩu phần ăn thích hợp cho gia súc được nuôi trong điều kiện nhốt trong chuồng trại.

- Tạo sân chơi thích hợp cho gia súc.

- Điều trị ngay lập tức cho các gia súc được phát hiện có vấn đề về móng.

Các bước điều trị cụ thể cho gia súc bị vỡ móng, hài móng hoặc hà móng có thể được miêu tả như sau:

1) Cố định gia súc một cách an toàn (phong bế thần kinh hoặc trói buộc cẩn thận trong gióng, giá).

2) Vệ sinh các phần móng guốc bị viêm nhiễm một cách cẩn thận bằng các thủ thuật thích hợp (cạo sạch đất bẩn, dùng nước sạch rửa sạch bùn, đất, phân, hoặc cọ rửa sạch bằng dung dịch sát trùng như dung dịch KMnO4 hoặc dung dịch lugol .. .).

3) Dùng dụng cụ thích hợp để cắt, gọt bỏ các phần móng tăng sinh không thích hợp theo khuôn hình của móng (dụng cụ thường dùng hiện nay ở Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì là bộ dao cắt, gọt móng làm theo mẫu của các chuyên gia Nhật Bản).

4) Khoét hoặc cắt bỏ các phần cơ bị viêm nhiễm, cố gắng loại bỏ tối đa các phần nhiễm khuẩn (không e ngại trong trường hợp động hoặc tĩnh mạch bị mở nhỏ).

5) Sử dụng thuốc sát trùng thích hợp để làm sạch phần viêm nhiễm (thông thường hiện nay ta có thể dùng dung dịch lugol hoặc thuốc tím – KMnO4).

6) Băng bó và sử dụng dụng cụ thích hợp (móng gỗ hoặc guốc nhựa ...) cho gia súc được điều trị.

7) Xây dựng phác đồ điều trị kháng sinh thích hợp cho gia súc được điều trị (trong phần lớn các trường hợp chỉ cần tiêm bắp dòng thuốc kháng sinh streptomycine đủ hiệu lực).

8) Theo dõi thường xuyên sự tiến triển của các gia súc được điều trị cũng như các trạng thái phát sinh để có sự can thiệp thích hợp.

9) Tháo băng, móng gỗ hoặc guốc nhựa vào thời điểm thích hợp khi gia súc đã hồi phục sức khỏe hoặc gần như hồi phục.

Ngoài định mức công việc cần chú ý giờ giấc làm việc trong ngày như nêu trên: buổi sáng mùa hè đi làm sớm về sớm, buổi chiều đi muộn về muộn.

Vào mùa đông: sáng đi làm muộn về muộn; buổi chiều đi làm sớm về sớm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi dưỡng nghé bú sữa Nuôi dưỡng nghé bú sữa

Nuôi dưỡng nghé nói riêng và nuôi dưỡng gia súc non nói chung có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi các loại gia súc trưởng thành sau này. Chế độ nuôi dưỡng hợp lý nghé non thể hiện qua sự phát triển cơ thể một cách bình thường của nghé qua từng giai đoạn. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc nghé hợp lý không chỉ để thu được mức tăng trọng theo dự kiến mà còn đảm bảo sự phát triển tốt hệ tim mạch, các cơ quan tiêu hóa và hô hấp cũng như các cơ quan vận động.

24/02/2016
Nuôi dưỡng nghé sau cai sữa và trâu tơ lỡ Nuôi dưỡng nghé sau cai sữa và trâu tơ lỡ

Nuôi dưỡng nghé sau cai sữa và trâu tơ lỡ

24/02/2016
Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo Kỹ thuật nuôi trâu cày kéo

Từ lâu trâu được nuôi chủ yếu để khai thác sức kéo (làm đất và kéo xe).

24/02/2016