Giá / Tin nông nghiệp

Chú ý sâu hại hoa cúc

Chú ý sâu hại hoa cúc
Tác giả: Nguyên Khê
Ngày đăng: 26/07/2019

1. Rệp muội

Chúng sống tập trung trên bề mặt lá, đặc biệt là các lá non, trên đài hoa, nụ hoa để chích hút nhựa cây tạo thành những vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen làm cho cây bị mất dinh dưỡng, còi cọc, ngọn quăn qoeo, lá biến dạng, mầm không vươn lên được. Nếu bị hại nặng nụ sẽ thui, hoa không nở; nếu có nở được thì cánh hoa bị úa hoặc nhạt màu, giảm giá trị thương phẩm. Loại rệp này thường gây hại nhiều nhất trên các giống CN93, CN98, cúc vàng, các giống nhập nội như cúc Đài Loan, Singapore…

- Phòng trừ: Mua giống sạch sâu bệnh từ các cơ sở nhân giống có uy tín. Thường xuyên quan sát, phát hiện nếu thấy xuất hiện rệp còn ít có thể bắt bằng tay hoặc dùng hồ gạo nếp, keo dính tẩm vào que bông để bắt rệp. Nếu trồng nhiều hoặc trồng chuyên canh nên sử dụng các loại thiên địch như bọ rùa đỏ, bọ rùa 2 chấm đỏ, bọ rùa Nhật Bản, bọ rùa 6 vằn, các loại ong ký sinh, bọ cánh cứng… để tiêu diệt rệp mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Trong trường hợp rệp phát sinh với số lượng lớn nên dùng các loại thuốc sau đây để phun trừ, tiêu diệt sớm hạn chế lây lan: Supracide 40 ND, Karate 2,5EC, Ofatox 400EC… pha nồng độ 0,1-0,15% (10-15cc/bình 8-10 lít) phun kỹ vào lúc sáng sớm và chiều tối. Chú ý: thường xuyên đổi thuốc để tránh hiện tượng rệp nhờn thuốc.

2. Sâu xanh 

Sâu non ăn lá, ăn nụ hoa. Trên lá non chúng ăn khuyết làm cho cây không lớn được; trên nụ chúng đục vào làm thối hỏng không nở hoa được. Sâu xanh có nhiều lứa gối nhau, gây hại liên tục nên mức thiệt hại khá lớn.

- Phòng trừ: Luân canh với các cây trồng khác họ, tốt nhất là lúa nước để cách ly và tránh lây lan từ nguồn trứng, nhộng, sâu non từ vụ trước. Sử dụng các biện pháp thủ công như: dẫn dụ sâu bằng bẫy bả chua ngọt, bẫy đèn để tiêu diệt con trưởng thành; ngắt bỏ các ổ trứng, tiêu hủy các bộ phận bị sâu gây hại như lá, cành, nụ, hoa…hoặc bắt sâu non bằng tay. Sử dụng chế phẩm virus nhân đa diện NPV phun vào thời kỳ sâu non rất có hiệu quả mà không gây ô nhiễm môi trường. Khi thấy sâu xuất hiện với mật độ cao, mức độ gây hại lớn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học sau đây để phun trừ: Pegasus 500SC (0,07-0,1%), ancol 20EC (0,1-0,15%), Ofatox 400EC 0,1-0,15%).

3. Sâu khoang

Sâu này sống thành từng đám mặt dưới lá hoặc trên hoa để gây hại. Chúng ăn hết lớp biểu bì của lá chỉ còn trơ lại gân lá làm cho cây thiếu dinh dưỡng dẫn đến còi cọc, kém phát triển. Trên hoa chúng đục rỗng nụ, ăn các cánh hoa làm giảm giá trị thương phẩm.

- Phòng trừ: Ngoài các biện pháp luân canh với cây trồng khác hộ để cách ly nguồn lây lan có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ như đối với sâu xanh: bẫy bả chua ngọt, bẫy đèn, diệt sâu, ngắt ổ trứng… Trong trường hợp sâu xuất hiện với mật độ lớn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học sau đây để dập dịch: Padan 95SP (0,1-0,15%), Polytrin 400EC (0,07-0,1%), Sumicidin (0,1-0,15%)... Có thể dùng chế phẩm vi sinh Bt bột thấm nước với liều lượng 1kg/ha để phun trừ cho hiệu quả cao.

4. Câu cấu xanh

Thường hại đọt non, nụ hoa vào lúc sáng sớm hoặc các buổi chiều gần tối làm cho ngọn và nụ bị héo, cây không sinh trưởng, không nở hoa được. Để phòng trừ loại sâu này có thể dùng một số loại thuốc hóa học như: Sinitol 10EC (0,05-0,1%), Decis 2,5EC (0,03-0,05%), các chế phẩm Bt bột thấm nước với liều lượng 0,5-1kg/ha để phun trừ.

5. Bọ trĩ

Bọ trĩ non hút nhựa cây ở các chồi non, nụ hoa, lá non làm cây còi cọc, lá bị vàng, hoa không nở được hoặc cánh hoa bị mất sắc tố, giảm giá trị thương phẩm. Thuốc có hiệu lực cao để diệt trừ bọ trĩ là Carbamec, Promecarb và Cabosulfan (0,05-0,1%).


Có thể bạn quan tâm

Lúa mùa nổi - giải pháp nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu Lúa mùa nổi - giải pháp nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

Lúa mùa nổi có điểm đặc biệt là giải pháp bền vững cho sản xuất thực phẩm thân thiện môi trường trong bối cảnh mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng tăng.

26/07/2019
Chữa bệnh lạ hại hoa cúc ở Hà Nội Chữa bệnh lạ hại hoa cúc ở Hà Nội

Bệnh do nấm Puccinia chrysanthemi gây ra. Mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ, nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt

26/07/2019
Bệnh héo rũ lở cổ rễ hại cây hoa cúc Bệnh héo rũ lở cổ rễ hại cây hoa cúc

Bệnh héo rũ lở cổ rễ (có người gọi là bệnh thối gốc) làm hại cây hoa cúc. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra.

26/07/2019