Giá / Tin thủy sản

Chú trọng nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm - rừng

Chú trọng nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm - rừng
Tác giả: Văn Tưởng
Ngày đăng: 20/02/2024

Trước tình hình tôm nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống gặp nhiều rủi ro, ngành nông nghiệp huyện Năm Căn phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi hình thức nhằm tạo giải pháp bền vững và tăng sản lượng.

Qua thống kê, hiện toàn huyện có 661,63 ha/469 hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh (tăng 110,06 ha so với cùng kỳ), đạt 132,33% kế hoạch; 14.070 ha/4.395 hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến (tăng 550 hộ so với cùng kỳ), đạt 100,50% kế hoạch. Ðặc biệt, tôm nuôi ở Năm Căn đã được nhiều tổ chức cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là tôm sú sinh thái (tôm – rừng), được nhiều thị trường thế giới ưa chuộng.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Ông Lê Văn Sin, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết, hiện huyện có 25.676 ha nuôi thủy sản, với nhiều loại hình nuôi như: quảng canh cải tiến, quảng canh, sinh thái, thâm canh, siêu thâm canh, tôm – cua, tôm – sò huyết, tôm – vọp…, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân.

Ðể nâng cao năng suất nuôi thủy sản, năm qua, các ngành chuyên môn của tỉnh, huyện đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, đồng thời triển khai các dự án, mô hình thí điểm về sản xuất trên địa bàn để nhân rộng.

Hội Nông dân huyện ngoài công tác tuyên truyền, vận động, đã tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, nhất là phát triển các mô hình nuôi thủy sản phù hợp với thổ nhưỡng. Thông qua các mô hình, dự án kinh tế, đến nay các cấp hội đã đầu tư xây dựng 25 dự án quỹ hỗ trợ nông dân, với số tiền 2,3 tỷ đồng, cho gần 200 hội viên vay; trên 3 ngàn hội viên vay vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tổng dư nợ 115,366 tỷ đồng.

“Năm qua, Hội Nông dân huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khá tốt việc hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể hiệu quả để phát triển, nhân rộng thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, các cuộc họp chi, tổ hội. Phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức 15 cuộc hội nghị, hội thảo, có trên 700 lượt người tham gia; 39 lớp tập huấn, tư vấn kỹ thuật, với khoảng 1.420 lượt người tham dự; thực hiện 7 dự án, với quy mô 174,6 ha/55 hộ; 6 mô hình, dự án, với quy mô 104,3 ha/45 hộ tham gia”, ông Ðặng Thùy, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện, cho biết.

Về định hướng năm 2024, ông Lê Văn Sin thông tin, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất thủy sản, phấn đấu tổng sản lượng đạt trên 43.400 tấn, trong đó sản lượng tôm 20.600 tấn. Theo đó, ngành nông nghiệp huyện chú trọng phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm – rừng; chỉ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở những nơi có điều kiện gắn với mục đích sử dụng đất và kiểm soát dịch bệnh. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến trên diện rộng gắn với xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đáp ứng tốt nguyên liệu cho xuất khẩu. Phát triển nuôi tôm – rừng gắn với sinh thái ở khu vực rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật các loại hình nuôi phù hợp với tình hình thực tế; xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình nuôi tôm; tổ chức hội thảo và nhân rộng các mô hình hiệu quả.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Có thể bạn quan tâm

Nông dân tất bật vào vụ thả giống nuôi tôm nước lợ Nông dân tất bật vào vụ thả giống nuôi tôm nước lợ

Ngay sau những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, nông dân các huyện vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã tất vào vụ thả giống nuôi tôm nước lợ.

20/02/2024
Giảm giá thành chìa khóa mở cửa cơ hội của nghề nuôi tôm Giảm giá thành chìa khóa mở cửa cơ hội của nghề nuôi tôm

Nuôi an toàn, giảm chi phí, giá thành chính là chìa khóa mở cánh cửa cơ hội của nghề nuôi tôm trong những năm sắp tới.

20/02/2024
Thủy sản xanh giảm khai thác, tăng nuôi trồng Thủy sản xanh giảm khai thác, tăng nuôi trồng

Quảng Nam đang theo đuổi phát triển thủy sản xanh, thân thiện với môi trường, giảm khai thác, tăng nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi, phát triển bền vững.

20/02/2024