Giá / Tin nông nghiệp

Chống rét hại cho cây ăn quả

Chống rét hại cho cây ăn quả
Tác giả: Nguyễn Văn Duy
Ngày đăng: 23/03/2018

Tháng 2 là tháng có nhiều loại cây ăn quả như: Vải, nhãn, xoài, bưởi, cam, chanh, quất, quít…. ra nụ, nở hoa và đậu quả. Dự báo sắp tới còn có vài đợt rét hại tăng cường, đặc biệt vùng núi cao có sương muối, băng tuyết khốc liệt diễn ra ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Nếu không có biện pháp phòng chống rét cho cây ăn quả sẽ gây thất thu lớn.

Xin giới thiệu một số kinh nghiệm chống rét đậm cho cây ăn quả.

1. Tăng cường bón phân, chăm sóc cho cây ăn quả:

Tưới đủ ẩm cho cây ăn quả, nhất là các loại cây đã nhú nụ. Bón phân cho cây ăn quả sớm đầu tháng 2, bón cân đối giữa đạm, lân và kali theo tỷ lệ 1:1:1, phân kali có tác dụng làm giảm độ nhớt trong chất nguyên sinh của tế bào chất giúp cho quá trình hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cây được thuận lợi, hoạt động mạnh, cây hút được nước, dinh dưỡng và nước tăng khả năng chống rét.

Những cây ăn quả có bộ lá xanh thẫm biểu hiện thừa đạm bón thêm phân kali và lân su pe, không bón đạm. Có thể phun phân kali Multy-K qua lá 1-2 lần bổ sung kịp thời kali qua lá nhất là trong điều kiện thời tiết rét hại (nhiệt độ dưới 100C cây ngừng hút dinh dưỡng và nước).

Tỉa thưa hợp lí cành la, cành vóng, cành vượt, cành bị sâu, bệnh hại đối với những cây chưa nhú nụ, làm bộ tán thông thoáng.

Có thể sử dụng chất tăng trưởng Vườn sinh thái đa năng hoặc loại chuyên dùng cho cây ăn quả phun cho cây. Đây là sản phẩm sạch, hoàn toàn không độc hại với cây trồng và người sử dụng. Phun cho cây ăn quả giai đoạn nụ 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, trước khi nở hoa 3-5 ngày và khi đậu quả- quả non phun thêm 2-3 lần nữa, nồng độ 10ml/20lít nước/300m2 tán lá. Chất tăng trưởng Vườn sinh thái giúp cho cây đậu nhiều quả, quả to, chín sớm trước thời vụ 10-15ngày làm tăng giá trị sản phẩm.

2. Phòng trừ kịp thời các loại dịch sâu, bệnh mới phát sinh, gây hại:

Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại chủ yếu có bệnh mốc sương, gây hại trên các loại cây vải, nhãn, xoài, cam, chanh, quít, bưởi. Cần phòng, trừ bệnh đốm lá, mốc sương bằng các loại thuốc nội hấp đặc hiệu trừ bệnh này như: Aliette 80WP; Alpine 80WP, Ridomin Gold 72%; Ricide 72WP... nồng độ 0,2%, phun 2-3 lần. Trước khi nở hoa 5-7 ngày và khi đậu quả bằng hạt đậu tương, phun cách nhau 15-20 ngày/lần. Các loại thuốc nội hấp này sau khi phun 4-6 giờ gặp mưa không cần phải phun lại, thuốc có hiệu lực kéo dài sau khi phun thuốc 15-20 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Sẽ đàm phán với Trung Quốc để xuất khẩu lợn hơi chính ngạch Sẽ đàm phán với Trung Quốc để xuất khẩu lợn hơi chính ngạch

Như Báo NTNN phản ánh, hơn 1 tháng nay, giá lợn hơi liên tục sụt giảm, phần do cung vượt cầu, phần do phía Trung Quốc (TQ) hạn chế thu mua

23/03/2018
Nhờ Tết, người trồng rau sạch trúng mánh Nhờ Tết, người trồng rau sạch trúng mánh

Giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm Tết Đinh Dậu sẽ ổn định. Hiện nay giá rau sạch đã nhích lên hơn 50% so với thị trường ngày thường

23/03/2018
Thịt bò Kobe chuẩn Nhật chính thức đi máy bay về Việt Nam Thịt bò Kobe chuẩn Nhật chính thức đi máy bay về Việt Nam

Kể từ tháng 1.2017, công ty S-Foods Nhật Bản sẽ chính thức cung ứng thịt bò Kobe cao cấp, đúng nguồn gốc cho thị trường Việt Nam thông qua công ty BioFarm

23/03/2018