Giá / Tin thủy sản

Cho tôm ăn bằng "âm thanh”

Cho tôm ăn bằng
Tác giả: Tuấn Minh
Ngày đăng: 12/07/2018

Xuất hiện lần đầu năm 2009, nhưng hệ thống Cho tôm ăn bằng cảm biến âm thanh (AQ1) vẫn liên tục được cải tiến, nhằm kiểm soát quá trình cho ăn, giúp nông dân khắp nơi trên thế giới gia tăng lợi nhuận.

Cho tôm ăn bằng âm thanh giúp gia tăng lợi nhuận 

Mở rộng

Tại Hội nghị của Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản thế giới ở Las Vegas, Nevada, Mỹ vào cuối tháng 2/2016, các nhà sản xuất AQ1 gồm Attilio Castano, Regis Bador và Ross Dodd đã chia sẻ với bạn đọc Con Tôm về sự phát triển và ứng dụng AQ1 cũng như những cải tiến mà hãng đã thực hiện trong thời gian qua. 

Ross Dodd cho biết vừa tung ra thị trường hệ thống cho tôm ăn bằng cảm biến âm thanh thế hệ thứ 3. Đây là hệ thống được trang bị phần mềm PC mới, thuật toán điều khiển thông minh hơn cùng nhiều tính năng khác. Hệ thống này đang được triển khai thực hiện tại 17 quốc gia nuôi tôm và mang lại kết quả rất tốt ở những nước gặp sự cố dịch bệnh nghiêm trọng. Hãng đã tuyển thêm nhân viên để thực hiện nghiên cứu và phát triển, đồng thời mở văn phòng tại Thái Lan. Regis cũng tích cực mở rộng thị trường tại Mỹ Latinh, và sớm đặt văn phòng quản lý tại Panama còn Attilio đã gặt hái nhiều thành công với hệ thống tại Ecuador.

Tại Đông Nam Á, Thái Lan và Việt Nam là những khách hàng lớn nhất, Indonesia và Malaysia cũng đang có nhu cầu. Hiện, hãng đang thực hiện một dự án lớn ở Ả Rập Saudi. Ở mỗi quốc gia, hệ thống chỉ được sử dụng ở một vài ao, sau khi thấy hiệu quả rõ rệt, khách hàng mới tăng cường sử dụng trên diện rộng. Sau cuộc khảo sát ý kiến khách hàng về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và những lợi ích khác khi sử dụng AQ1, hãng đã nhận được dữ liệu ao nuôi theo thứ tự về diện tích từ nửa ha cho tới ao rộng tới 24 ha, và mật độ thả nuôi từ 8 ấu trùng/m2 tới 300 ấu trùng/m2. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng trung bình đều được cải thiện 23% và giảm 20% hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Tại New Caledonia, 3 năm trước đây chỉ có một hộ nuôi sử dụng hệ thống AQ1, nhưng tới nay, số hộ nuôi sử dụng hệ thống này đã tăng lên 60  - 70%.

Lợi ích nuôi tôm quy mô nhỏ

Ross Dodd chia sẻ, AQ1 phát huy hết tính năng mà không giới hạn trên diện tích ao nuôi tôm, bởi vậy nông dân nuôi tôm nhỏ lẻ cũng hưởng lợi từ hệ thống này. Dù diện tích ao nuôi 1 ha hay 1.000 ha đều thu được lợi ích như tỷ lệ tăng trưởng, hệ số FCR thấp, tỷ lệ sống cao và năng suất thu hoạch cao như nhau. Thực tế, người nuôi tôm quy mô nhỏ tại châu Á quen sử dụng máy cho ăn tự động với thiết bị đo giờ nhưng phần lớn họ không nuôi khép kín và được trang bị hệ thống cho ăn bằng cảm biến âm thanh. Một nông dân nuôi tôm với các khay thức ăn trong 4 ao nuôi phải tự điều chỉnh 5 máy cho ăn tự động 5 - 6 lần/ngày và phải trực tiếp kéo khay thức ăn một vài lần trong ngày để kiểm tra tình trạng tôm ăn thế nào, từ đó mới có thể dự đoán về tỷ lệ thức ăn các cữ tiếp theo. Điều này làm tăng chi phí nhân công và tốn thời gian. Nếu trại nuôi mở rộng, thì việc kiểm soát chi phí lao động sẽ rất khó khăn.

Trước kia, các trại nuôi tôm tại Tây bán cầu phải cạnh tranh gay gắt với trại tôm Đông Nam Á, nhưng nhờ áp dụng hệ thống AQ1 nên chi phí sản xuất tại Tây bán cầu đã nằm ở mức thấp nhất thế giới. Ecuador đã trở thành thị trường sử dụng hệ thống AQ1 lớn nhất. Mexico cũng được đánh giá là thị trường tiềm năng. Nhiều trại nuôi tại đây đã đặt mua sản phẩm và nhóm sẽ lắp đặt hệ thống đầu tiên tại Mexico vào tháng 4/2016. Thực tế, nông dân nuôi tôm tại Mexico đều biết AQ1 nhưng họ khá thận trọng trước khi đặt mua và sử dụng. Họ yêu cầu các chuyên gia của hãng sang tận nơi để hướng dẫn kỹ thuật, làm rõ khía cạnh lợi ích kinh tế cũng như số tiền mà họ sẽ tiết kiệm được nếu sử dụng sản phẩm. 

Mô phỏng hệ thống cho tôm ăn bằng cảm biến âm thanh AQ1 

Giải pháp tiết kiệm hiệu quả

Theo kỹ sư sản xuất Attilio Castano, khi lắp đặt hệ thống, hãng luôn theo dõi trại nuôi của khách hàng suốt 1 năm. Thời gian mới sử dụng, khách hàng có thể gọi điện cho kỹ thuật viên 24/24 để được nghe tư vấn trực tiếp. Hãng cũng hướng dẫn sử dụng hệ thống qua mạng và luôn sẵn lòng trả lời mọi thắc mắc của khách hàng. Thông thường, trong thời gian 2 tới 3 tháng, khách hàng đều nắm chắc nguyên tắc sử dụng. Theo sinh khối ao nuôi, các kỹ sư sẽ quyết định số lượng AQ1 cần lắp đặt. Thông thường, 1 hệ thống AQ1 sẽ kiểm soát sản lượng ao 15 - 20 tấn tôm. Hệ thống AQ1 tại các trại nuôi ở Ecuador và Mexico chạy bằng năng lượng mặt trời nên tiết kiệm được chi phí năng lượng.

Bảng điều khiển lắp trên hệ thống điều khiển năng lượng mặt trời sẽ báo tình hình ao nuôi 2 giây/lần trong ngày về điện thoại thông minh hoặc máy tính văn phòng. Những thông số quan trọng gồm lượng ôxy hiện trong ao và nhiệt độ, lượng thức ăn ao nuôi vừa tiếp nhận trong giờ gần nhất và trong ngày. Điều đặc biệt, chỉ trời mưa lớn mới ảnh hưởng tới hệ thống, vì tiếng mưa có thể át âm thanh tôm đang ăn, nhưng gần đây hệ thống cải tiến có lắp đặt thêm thiết bị cảm biến mưa và tôm vẫn được cho ăn hiệu quả tới khi mưa to kết thúc.

Hệ thống này có thể tự động bật và ngắt máy cho ăn còn việc tự động ngắt máy sục khí phụ thuộc vào lượng ôxy. Ao nuôi thâm canh rất cần tính năng này. AQ1 đã được nâng cấp phần mềm bằng nhiều ngôn ngữ sẵn có như tiếng Anh, Pháp, Thái Lan, Tây Ban Nha và sắp tới là tiếng Việt nhằm đưa hệ thống AQ1 tiến sát người nuôi tôm trên toàn thế giới. 

>> Attilio đang điều hành trại nuôi 220 ha tại Ecuador và là người hướng dẫn sử dụng AQ1 tại quốc gia này. Regis phụ trách marketing AQ1 tại Mỹ Latinh, Ross sáng lập và phát triển AQ1. Trại đã bắt đầu lắp đặt AQ1 trên 9 ha ao nuôi vào tháng 1, và tới tháng 5/2015, tăng lên 180 - 190 ha. Năm nay, diện tích sử dụng sẽ tăng lên 220 ha. Hệ thống AQ1 được sản xuất tại Hobart, Australia.


Có thể bạn quan tâm

Một phương pháp điều trị bệnh nguy hiểm trên cá thân thiện với môi trường Một phương pháp điều trị bệnh nguy hiểm trên cá thân thiện với môi trường

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phân tử có thể điều trị bệnh do ký sinh trùng gây ra rất phổ biến trên cá nước ngọt.

12/07/2018
Ứng dụng công nghệ vi sinh: Phương pháp hiệu quả xử lý sinh học trong ao nuôi tôm Ứng dụng công nghệ vi sinh: Phương pháp hiệu quả xử lý sinh học trong ao nuôi tôm

Một trong những vấn đề lớn của nuôi tôm hiện nay là nhiễm khuẩn do hiện tượng tự ô nhiễm ao. Phương pháp hiệu quả xử lý sinh học trong ao nuôi tôm

12/07/2018
Cargill: Giải pháp iQShrimp™ tối ưu cho người nuôi tôm Cargill: Giải pháp iQShrimp™ tối ưu cho người nuôi tôm

iQShrimp là giải pháp phần mềm thế hệ thứ nhất được xây dựng trên nền tảng giải pháp kỹ thuật số iQuatic™ của Cargill cho ngành nuôi trồng thủy sản

12/07/2018