Cho Nghêu Sinh Sản Nhân Tạo

Kỹ sư Long Văn Nghĩa, Trưởng trạm Khuyến nông, khuyến ngư TP Bạc Liêu vừa nghiên cứu cho nghêu sinh sản nhân tạo thành công tại cơ sở sản xuất giống thủy sản của TT ở ấp 15, xã Vĩnh Hậu A (Hòa Bình - Bạc Liêu) với tỷ lệ nghêu sống rất cao.
Mẻ nghêu đầu tiên với số lượng khoảng 15 triệu con, trọng lượng 3 triệu con/kg; 1kg nghêu giống có giá thị trường khoảng 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn 2 mẻ nghêu khác cũng đã cho sinh sản thành công, đang phát triển tốt. Ước tính giá trị của 3 mẻ nghêu giống này bán ra thị trường thu được trên 100 triệu đồng.
Bấy lâu nay người nuôi nghêu ở Bạc Liêu phụ thuộc rất lớn từ việc mua nghêu giống ở các tỉnh khác và khai thác con giống ngoài tự nhiên là chính, dẫn đến cạn kiệt nguồn nghêu giống (vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản). Việc cho nghêu sinh sản nhân tạo thành công sẽ mở ra một hướng mới trong việc phát triển phong trào nuôi nghêu ở Bạc Liêu, vốn là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ chọn nuôi ong ta, lấy chất lượng mật ong làm trọng và chủ động trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của riêng hội mình, “Hiệp hội nuôi ong ta” của các CCB xã Thái Hòa (Hàm Yên) khiến cho nhiều người trẻ giật mình trong cách làm ăn..

Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), hỏi anh Nguyễn Thọ Biền thì ai cũng biết, vậy nhưng gặp được anh lại không dễ, bởi anh luôn bận rộn với trang trại nuôi hơn 1.400 con vịt của mình. Đứng trước khu chuồng trại với hàng nghìn con vịt đẻ và 2 lò ấp trứng quy mô, anh Biền cho chúng tôi biết, cách đây gần chục năm, khi chưa có điều kiện chăn nuôi rộng rãi như hiện nay, gia đình anh đã tận dụng vườn ao của nhà để nuôi vịt đẻ. Nhận thấy việc chăn nuôi thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên gia đình anh đã mạnh dạn đề xuất với địa phương cho chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang mô hình trang trại để đầu tư nuôi vịt đẻ với số lượng lớn.