Chỉ 1 sào đất xây bể nuôi cá lóc nông dân "đút túi" non tỷ bạc/năm
Hơn chục hộ dân ở xã Quảng Cư, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã biến 1 sào đất vườn khô cằn thành bể nuôi cá lóc tiền tỷ, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
Trong ảnh: Một năm nuôi 2 vụ cá lóc đã đem lại tiền tỷ cho Nguyễn Hồng Hòa
Chạy xe dọc trục đường chính dẫn vào xã Quảng Cư, từng đoàn xe lớn nhỏ của thương lái tấp nập vào thu mua cá lóc (hay còn gọi là cá chuối, cá quả) ở các hộ dân. Từng là người gắn bó và lợi nhuận cao từ con cá lóc anh Nguyễn Hồng Hòa (39 tuổi, thôn Tiến Lợi, xã Quảng Cư) cho biết: “Chỉ có 1 sào đất vườn tôi đào thành 5 cái bể, thả nuôi 5 vạn cá lóc giống, sau 6 tháng trừ chi phí lãi hơn 400 triệu đồng. Một năm nuôi 2 vụ cá lóc thu về gần tỷ đồng tiền lãi”.
Anh Hòa chia sẻ: “Quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc rất đơn giản dễ nuôi, rủi ro ít cho thu nhập cao vì thị trường tiêu thụ lớn cá lóc chưa bao giờ ế cả. Đặc biệt, điều kiện thuận lợi của người dân ở đây là gần nguồn cung cấp thức ăn nên tiết kiệm được nhiều chi phí”.
Còn anh Nguyễn Hồng Bình cho hay: “Cá Lóc ở xã Quảng Cư đặc biệt thơm ngon, dai thịt hơn các loại cá lóc được nuôi ở nơi khác bởi thức ăn chính của cá này là các loại cá con được mua tận cảng Lạch Hới và thời gian nuôi lâu hơn 2 tháng so với địa phương khác. Chỉ cần vài trăm m2 đất vườn, xây bể cá, đầu tư giống, thức ăn, bỏ công chăm sóc không đến nửa năm đã có gần nửa tỷ bạc trong tay ai mà không ham”.
Anh Bình nói: “Riêng gia đình tôi dành 500m2 đất vườn xây bể cá, chỉ đầu tư 50 triệu đồng mua cá giống. Mỗi vụ thu hoạch hơn 20 tấn cá với giá bán 60.000 đồng/kg, sau 6 tháng, trừ mọi chi phí, anh thu về khoảng 400 triệu đồng”.
Ông Ngô Hữu Chự- Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Cư cho biết: Trên địa bàn xã có 11 hộ nuôi cá lóc hiện đang cho thu nhập tốt. Cách nuôi của các hộ nơi đây không quá phức tạp, chỉ cần xây bể để thả con giống, chủ động nguồn nước giếng khoan để thay bể nước thường xuyên tạo môi trường sạch cho cá phát triển. Nuôi cá lóc trước đây là mô hình nuôi tự phát trong một vài hộ dân nhưng vài năm trở lại đây nhiều người dân thấy được lợi từ cá lóc đã đầu tư, nhân rộng.
“Năm 2016, triển khai nguồn vốn ủy thác từ Quỹ HTND, Hội nông dân đã tiến hành cho 10 hộ dân vay vốn với số tiền 300 triệu đồng để giúp các hộ tiếp tục đầu tư, nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, với quỹ đất của hiện tại quá ít trong khi nhu cầu mở rộng mô hình của bà con rất cao nên chúng tôi đang kiến nghị với UBND xã mở rộng quy hoạch vùng nuôi thủy sản””- ông Chự nói.
Có thể bạn quan tâm
Từng được mệnh danh là “thủ phủ” tôm càng xanh của ĐBSCL, vào thời kỳ hoàng kim, diện tích nuôi của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp lên đến hơn 800ha
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, thay vào đó là Nhật Bản, theo số liệu từ báo cáo của Bộ Nông ng
Nhìn cơ ngơi gần 7ha khu vực nuôi tôm đã đầu tư lên tới hơn 80 tỷ đồng, với tổng sản lượng tôm nuôi đạt hơn 40 tấn, doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng/năm