Chế phẩm probiotics 'made in Việt Nam'
Theo kết quả thí nghiệm của TS Phạm Kim Đăng, sử dụng chế phẩm probiotics do một doanh nghiệp trong nước sản xuất, vật nuôi tăng sức đề kháng, tăng lượng thức ăn thu nhận.
Chế phẩm probiotics BioSpring bổ sung vào thức ăn cho heo con hay gà thịt đã cải thiện được năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Ảnh: MP.
Thành công trong sản xuất probiotics tại Việt Nam
Trong lộ trình thực hiện chủ trương cấm kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi của nước ta, sử dụng các sản phẩm probiotics bổ sung vào thức ăn cho động vật nuôi là một trong những giải pháp quan trọng được thế giới chấp nhận.
Tuy nhiên, sử dụng probiotics chỉ hiệu quả khi chế phẩm probiotics đạt các tiêu chuẩn về độ an toàn, còn sống với một số lượng đủ lớn khi vào đến ống tiêu hóa của động vật. Như vậy, các loài này phải chống chịu được các điều kiện bất lợi trong dây chuyền sản xuất, bảo quản và trong môi trường của ống tiêu hóa, đặc biệt là chống chịu được với nhiệt độ cao.
Cơ chế hoạt động của Probiotics. Nguồn: BioSpring.
Tại Việt Nam, Công ty BioSpring đã sản xuất thành công chế phẩm probiotics từ nha bào của một số loài Bacillus được chuyển giao độc quyền từ Đại học Royal Holloway, Đại học Luân Đôn, Anh Quốc. Sản phẩm đã được đánh giá là an toàn và có hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.
Cùng với sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, sản phẩm này được đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp với nhà máy đạt công suất 3.000 tấn probiotics mỗi năm và từng bước khẳng định vị thế thương hiệu dẫn đầu là chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu và sản xuất probiotics tại Việt Nam.
Chế phẩm probiotics của công ty BioSpring chứa nha bào của vi khuẩn Bacillus, bao gồm B. subtilis, B. coagulans, B. licheniformis. Các vi khuẩn được chọn lọc đến dòng (strain), được xác nhận là an toàn; chủng gốc Bacillus được tuyển chọn, phân lập từ phòng nghiên cứu vi sinh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vi sinh và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Royal Holloway, Đại học Luân Đôn, Anh Quốc.
Công trình nghiên cứu này đã được công bố trên NCBI (National Center of Biotechnology Information), Hoa Kỳ. Hiện tại, BioSpring là đơn vị được chuyển giao độc quyền sử dụng tại Việt Nam.
Ngoài việc đạt được những yêu cầu chung về tiêu chuẩn của vi khuẩn làm probiotics, nha bào trong chế phẩm probiotics của BioSpring còn có khả năng chịu nhiệt rất cao (chúng có thể chịu được nhiệt độ tới 235 độ C trong 8 phút), cũng như khá bền trong bảo quản (nếu chế phẩm vi bọc chứa Enterococcus faecium sau 12 tuần bảo quản, tỷ lệ sống sót chỉ đạt 40% thì tỷ lệ sống của nha bào Bacillus Công ty BioSpring vẫn đạt tới 89%).
Đánh giá khả năng sống sót của các nha bào Bacillus với 3 mức nhiệt độ là 80 độ C, 95 độ C và 100 độ C trong 30 phút tại phòng thí nghiệm của nhà sản xuất đã cho thấy rằng: Với các mức nhiệt trên, số lượng nha bào sống sót sau 30 phút thuộc các chủng khác nhau chỉ giảm từ 8 tỷ CFU/g đến 22 tỷ CFU/g chế phẩm và tổng số tế bào còn sống vẫn luôn đạt mức >1010 CFU/g sản phẩm.
Kết quả thí nghiệm trên đàn heo, gà
Các thí nghiệm đánh giá tác dụng của chế phẩm probiotics BioSpring trên heo theo mẹ (7 – 21 ngày), heo cai sữa (28 – 56 ngày) và heo thịt (30kg – xuất chuồng) thực hiện bởi khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự chủ trì của TS Phạm Kim Đăng cho thấy: Các chỉ tiêu về thành tích chăn nuôi (ADFI: lượng thức ăn tiêu thụ, ADG: tăng trọng bình quân ngày, FCR: tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) và các chỉ tiêu về sức khỏe ruột của heo đều được cải thiện.
Khi heo cai sữa được sử dụng thức ăn hỗn hợp viên chứa chế phẩm probiotics của BioSpring (liều sử dụng 300g/tấn thức ăn) tỷ lệ heo cai sữa bị tiêu chảy chỉ ở mức 12,1%, trong khi heo đối chứng không sử dụng probiotics, tỷ lệ này là 28,8%.
Các nghiên cứu của TS Phạm Kim Đăng cũng đã chứng minh nguyên nhân giảm tỷ lệ tiêu chảy, đó là do số lượng vi khuẩn có hại như E.coli, Samonella giảm xuống và vi khuẩn có lợi như Lactobacillus trong đường ruột tăng lên, năng lực miễn dịch ruột của heo được cải thiện. Do tỷ lệ tiêu chảy giảm, tăng lượng thức ăn thu nhận, tăng ADG.
Các thí nghiệm trên gà thịt và gà đẻ của TS Đăng cũng cho kết quả khả quan: Một thí nghiệm trên gà Ross 308 với số lượng 9700 gà/lô kéo dài 40 ngày và lặp lại 3 lần đã thấy ADG của gà thí nghiệm (bổ sung 200g chế phẩm probiotics BioSpring/tấn thức ăn) cải thiện được 2,7% (67g so với 65,25g/ngày), tỷ lệ chết của gà thí nghiệm là 6,3%, trong khi tỷ lệ chết của gà đối chứng là 7,3%.
Một thí nghiêm khác trên gà đẻ trứng ISA Brown với 13.000 gà/lô, kéo dài 28 ngày đã thấy tỷ lệ đẻ của lô thí nghiệm (bổ sung 300g chế phẩm probiotics BioSpring/tấn thức ăn) đã đạt 93,74% trong khi lô đối chứng chỉ đạt 92,26%; khí NH3 chuồng nuôi ở lô thí nghiệm giảm một nửa so với lô đối chứng (0,0316ppm so với 0,0722ppm); không có khí H2S trong chuồng thí nghiệm trong khi chuồng đối chứng khí này có mức 0,0244ppm.
Một số thí nghiệm thực hiện trong sản xuất cũng cho thấy chế phẩm probiotics BioSpring bổ sung vào thức ăn cho heo con hay gà thịt đã cải thiện được năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Lợn cai sữa ăn khẩu phần bổ sung probiotics BioSpring trong 27 ngày với liều 500g/tấn thức ăn đã có ADG cao hơn đối chứng 4,69% (591g so với 564,5g/ngày), FCR giảm 12% (1,26 kg so với 1,43 kg thức ăn/kg tăng trọng), tỷ lệ lợn bị viêm phổi giảm một nửa so với đối chứng (5,57% sơ với 11,43%).
Đối với lợn sinh trưởng, kết quả công bố trên tạp chí Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi của TS Phạm Kim Đăng và TS Trần Hiệp (2016) cho biết việc bổ sung 0,1% Bacillus pro đã làm tăng khả năng ăn vào (+8,86%) và khả năng sinh trưởng (+7,03%), giảm tiêu tốn thức ăn 6,4% và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 4,35% so với lô đối chứng.
Gà Ri Dabaco giai đoạn gà con ăn khẩu phẩn bổ sung probiotics BioSpring trong 28 ngày đã có ADG cao hơn đối chứng 5,84% (9,43g so với 8,91g/ngày), FCR giảm 4,65% (2,46 kg so với 2,58 kg thức ăn/kg tăng trọng), tỷ lệ gà bị chết giảm 22,1% (2,75% so với 3,53%), tỷ lệ gà loại thải giảm 27,96% (3,5% so với 4,9%).
Kết quả thử nghiệm về ảnh hưởng của chế phẩm NeoAvi GroMax – BioSpring chứa bào tử Bacillus chịu nhiệt có tác dụng cải thiện khối lượng cơ thể, tăng ADG và giảm FCR ở gà thịt lông màu giống Ri Ninh Hoà tương đương lô bổ sung kháng sinh và cao hơn so với lô đối chứng.
Đặc biệt lô bổ sung NeoAvi GroMax đã làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh coli và Salmonella sp.; tăng số lượng vi khuẩn có lợi Lactobacillus sp, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn và sự phát triển của lông nhung biểu mô ruột tốt hơn so với lô bổ sung kháng sinh và lô đối chứng (TS Phạm Kim Đăng và Cộng sự, 2016).
Có thể bạn quan tâm
Nông sản Quảng Ninh đang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ giữa đại dịch, tuy nhiên, ổi Hoành Bồ lại bán đắt hàng nhờ cách làm mới.
Quy trình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học của Tập đoàn Quế Lâm đã được Bộ NN-PTNT ban hành làm tài liệu phổ cập, trở thành giải pháp của chăn nuôi nông hộ.
Nhóm nghiên cứu của Viện Môi trường Nông nghiệp đã nghiên cứu 3 chủng vi sinh vật có hoạt tính chuyển hóa hydratcacbon giúp xử lý hiệu quả chất thải chế biến