Giá / Mô hình kinh tế

Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam

Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam
Tác giả: 
Ngày đăng: 17/05/2013

Người dân Châu Phi đang có xu hướng dùng hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, thậm chí có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu sang các nước lân cận.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua. Cụ thể, năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang 25 nước châu Phi với kim ngạch đạt gần 150 triệu USD, tăng 38% so với năm 2011. Chỉ tính riêng quý I/2013, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản sang châu Phi đạt 30,3 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều cơ hội nhưng đầy khó khăn

Do khoảng cách địa lý, giao thông không thuận lợi, vận chuyển bằng đường biển mất khá nhiều thời gian, thiếu đường bay trực tiếp nên việc xuất khẩu hàng thủy sản tươi sống gặp nhiều khó khăn. Nhiều quốc gia châu Phi có bờ biển dài, có lợi thế nguồn cung hải sản tại chỗ lớn nên nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản đóng hộp và đông lạnh không cao.

Mặc dù có tiềm năng phát triển nhưng dung lượng thị trường thủy sản tại khu vực này nhìn chung không lớn và việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có thời gian tuyên truyền, quảng bá.

Trong khi đó, khả năng thanh toán của phần lớn các DN nhập khẩu châu Phi thấp và đôi khi vẫn xảy ra tình trạng lừa đảo thương mại qua mạng internet ở một số quốc gia Tây Phi dẫn đến tâm lý lo ngại khi DN Việt Nam tiếp cận thị trường này.

Khó khăn nữa mà DN Việt Nam gặp phải đó là một số quốc gia như Maroc, Ai Cập, Angiêri, Nigeria... áp dụng mức thuế nhập khẩu cao, đòi hỏi một số giấy tờ thủ tục như xác nhận lãnh sự (Ai Cập), giấy chứng nhận của Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria (SONCAP) đối với các loại thủy sản nhập khẩu.

Tuy nhiên, không phải khó khăn chỉ riêng từ phía châu Phi mà một phần do DN Việt Nam. Một số DN Việt Nam đã không nghiêm túc trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu như giao hàng kém chất lượng, làm mất uy tín với khách hàng.

Đối với hợp đồng thương mại, các điều khoản trong hợp đồng do phía Việt Nam soạn thảo thường rất sơ sài, không nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên khi ký kết nên dễ bị đối tác gây khó khăn khi có tranh chấp xảy ra.

Đảm bảo chất lượng hàng ổn định

Khi kinh doanh mặt hàng thủy sản vào khu vực thị trường châu Phi, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á lưu ý, DN Việt Nam cần đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu luôn ổn định để giữ chữ tín với khách hàng.

Bên cạnh đó, chủ động liên hệ với các Thương vụ Việt Nam ở châu Phi như Angiêri, Ai Cập, Maroc, Nam Phi, Nigeria để tìm hiểu thông tin thị trường và đối tác nhập khẩu. Hạn chế việc tìm kiếm và giao dịch với khách hàng chưa quen biết qua mạng internet.

Tích cực tham gia các đoàn khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại, các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành, các hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp do các cơ quan xúc tiến thương mại trong nước tổ chức để tìm được những đối tác tin cậy.

Có sự liên kết, thống nhất về giá để xây dựng mạng lưới phân phối tại một số thị trường trọng điểm, tránh tình trạng bán phá giá để giành khách hàng.

Khi đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác châu Phi các DN nên lựa chọn những phương thức giao hàng, thanh toán hợp lý để tránh trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng để ép giảm giá.- Vụ thị trường Châu Phi khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

Dân “Kêu Trời” Vì Sắn Ứ Đọng Dân “Kêu Trời” Vì Sắn Ứ Đọng

Do có quá nhiều nông dân thu hoạch sắn cùng một lúc đã dẫn đến tình trạng Nhà máy không tiêu thụ hết, sắn ứ đọng có nguy cơ phải đổ bỏ. Giá sắn lên cao ngất ngưởng trong năm ngoái đã khiến cho hàng nghìn nông dân mở rộng diện tích sắn. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, áp lực thu sắn chạy lũ trong khi việc tiêu thụ khó khăn đang khiến cho người trồng sắn kêu trời

17/05/2013
Ngành Thủy Sản Trước Tác Động Của Giá Xăng Dầu Và Biến Động Thị Trường Ngành Thủy Sản Trước Tác Động Của Giá Xăng Dầu Và Biến Động Thị Trường

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chi phí đầu vào tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, ngành thủy sản vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy, ngoài những nỗ lực tự thân của ngư dân, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.

17/05/2013
Thành Công Với Vật Nuôi Mới Thành Công Với Vật Nuôi Mới

Gần 7 năm nuôi nhím, anh Nguyễn Bá Hồng (tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) giờ đây đã có trại nuôi nhím với quy mô gần 100 con và cả đàn chồn nhung đen 300 con.

17/05/2013