Giá / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Kết Hợp Xây Hầm Bioga Mô Hình Đạt Hiệu Quả

Chăn Nuôi Kết Hợp Xây Hầm Bioga Mô Hình Đạt Hiệu Quả
Tác giả: 
Ngày đăng: 27/06/2013

Không cam chịu cuộc sống nghèo khó, chú Đinh Tấn Hùng ở xóm Mái, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn, gà. Mỗi năm cho chú thu lãi 80-90 triệu đồng.

Sinh ra và lớn lên tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), lớn lên cũng như bao trai làng, chú ra nhập hàng ngũ quân đội. Khi hoàn thành nghĩa vụ của một người lính, chú trở về địa phương tham gia sản xuất kinh tế cùng gia đình. Năm 1986 chú khăn gói lên đường và “trôi dạt” đến mảnh đất Hòa Bình, gặp và nên duyên với cô Bùi Thị Đông (xóm Mái, xã Trung Sơn). Cuộc sống khó khăn lại càng khó hơn, đất sản xuất không có nhưng được sự giúp đỡ của gia đình vợ, hai vợ chồng chú mua được mảnh đất để “cắm dùi” mưu sinh.

Với cái đầu ham học hỏi, biết tính toán chú cùng vợ bắt tay vào nuôi lợn. Ban đầu với số vốn ít ỏi vay mượn của người thân và bạn bè, chú lấy ngắn nuôi dài. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm qua thực tế và tìm hiểu thêm qua sách vở, ti vi…, năm 1991, chú xây dựng 3 chuồng nuôi, nuôi bình quân 10 con/chuồng, lứa này kế tiếp lứa kia nên chú cũng dành dụm thêm chút tiền.

Lúc này chú bàn tính với vợ đầu tư xây dựng chuồng trại mở rộng chăn nuôi. Chuồng nuôi được chú thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Được sự giúp đỡ của cán bộ Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Lương Sơn chú cũng đã xây dựng được một hầm bioga với dung tích 13m3 để làm sạch môi trường trong chăn nuôi, đồng thời dùng khí ga để đun nấu.

Chú cho biết, cả xây bể, mua bếp và một số phụ tùng khác hết 9 triệu. Sau một thời gian sử dụng, chú chia sẻ, công suất của máy và lượng khí ga từ hầm bioga hiện đủ điện để dùng chạy 2 mô tơ bơm nước và tắm cho lợn, rửa chuồng trại, tưới cây xung quanh nhà và các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt trong gia đình, mỗi năm cũng tiết kiệm được khoảng 4-5 triệu đồng tiền điện.

Nhờ cách làm đúng và hướng đi đúng, chú Hùng đã tạo lên sự đột phá trong kinh tế gia đình, đàn lợn của chú ngày một lớn. Mỗi năm, chú xuất chuồng 3 lứa, mỗi lứa từ 80-90 con, trừ chi phí, chú thu 70-80 triệu đồng. Không dừng lại ở đó mỗi năm chú Hùng còn nuôi thêm một lứa gà ta khoảng 500con với mục đích là làm thức ăn và cũng là tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình. Chú khoe: “Lứa gà gần tết Tân Mão này tôi cũng thu lãi từ đàn gà hơn 10 triệu đồng”.

Với ý chí không chịu khuất phục đói nghèo, chú Hùng đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương thứ 2 của mình, góp phần thúc đẩy phong trào thu đua sản xuất kinh tế giỏi. Chú xứng đáng là tấm gương cho mọi người học tập.


Có thể bạn quan tâm

Quý I Thu Hoạch 3.000 Tấn Ngao, Thả 135 Triệu Tôm Sú Giống Quý I Thu Hoạch 3.000 Tấn Ngao, Thả 135 Triệu Tôm Sú Giống

Năm 2012, Tiền Hải (Thái Bình) tổ chức nuôi trồng thủy - hải sản trên tổng diện tích 4.333 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, trong quý I các địa phương đã chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng, tiến hành nạo vét kênh mương, cải tạo toàn bộ diện tích ao đầm, lấy nước và đảm bảo cung ứng đủ giống cho người nuôi đúng thời vụ.

27/06/2013
Trồng Lạc Thu Đông Để Làm Giống Trồng Lạc Thu Đông Để Làm Giống

Tuy nhiên, do phải bảo quản giống với thời gian dài (6-7 tháng), mặt khác hạt giống lạc lại có hàm lượng dầu cao dễ biến chất làm mất sức nẩy mầm dẫn đến nhiều khi thiếu giống, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch gieo trồng lạc xuân hàng năm. Từ kết quả đề tài "Nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông với các tỉnh phía Bắc" của Viện KHKTNN Việt Nam đến nay nhiều địa phương đã áp dụng thành công TBKT này nhằm chủ động cung cấp đủ giống lạc cho vụ lạc xuân.

27/06/2013
Trở Thành Tỉ Phú Từ Nuôi Tôm Hùm Trở Thành Tỉ Phú Từ Nuôi Tôm Hùm

Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

27/06/2013