Chăn Nuôi Gia Cầm Có Dấu Hiệu Khởi Sắc

Đến thời điểm hiện nay, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và đang có dấu hiệu khởi sắc. Tập trung chủ yếu ở đàn gà công nghiệp do các hộ và trang trại hợp đồng nuôi cho một số doanh nghiệp nước ngoài nên có đầu ra ổn định.
Đối với đàn vịt cũng có bước phát triển, chủ yếu ở hộ gia đình và trang trại. Riêng đối với đàn ngan, ngỗng phát triển không ổn định do nuôi nhỏ lẻ. Sản lượng thịt gà trong 9 tháng đạt hơn 7.700 tấn, tăng gần 2,5%; vịt đạt 1.700 tấn, tăng 2,7%; ngan, ngỗng đạt 61 tấn, tăng 1,67% so cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, nuôi chim cút có dấu hiệu chựng lại, do điều kiện nuôi chủ yếu tập trung trong khu dân cư, bốc mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, tác động đến đời sống của những người chung quanh.
Trong khi chăn nuôi gia cầm đang khởi sắc lại, thì chăn nuôi gia súc có xu hướng giảm mạnh ở đàn trâu, bò do bị thu hẹp diện tích chăn thả. Nuôi heo cũng giảm do chi phí thức ăn và phòng bệnh cao, trong khi giá cả liên tục rớt. Do hiệu quả thấp, nhiều rủi ro nên nhiều hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ ngưng sản xuất, một số trang trại cũng giảm đàn.
Theo Cục Thống kê Tây Ninh, 9 tháng năm 2013, sản lượng thịt trâu xuất chuồng ước đạt 2.280 tấn, giảm hơn 10% so cùng kỳ; sản lượng thịt bò (trên 5.650 tấn), thịt heo (đạt 32.730 tấn) đều giảm 5% so cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng lợi thế địa hình xã có nhiều đồi núi và vườn cây ăn quả, nhiều hộ dân ở xóm Giếng Đá, xã Tiền An (Quảng Yên - Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ong lấy mật. Từ đây, ong đã trở thành con vật nuôi xoá đói giảm nghèo hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

Tỏa Tình là 1 trong 2 xã của tỉnh Điện Biên được chọn thí điểm thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch xã. Xã sớm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả. Hiện nay, Tỏa Tình đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, sơn tra cho giá trị thu nhập cao.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa công bố kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đợt 1, tháng 9. Các mẫu xét nghiệm cho thấy hiện tại độ pH trong nước các ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp, không phát hiện khí độc NH3; vi khuẩn vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước ao nuôi với mật độ thấp; các mẫu kiểm tra không có ký sinh trùng, vi rút gây bệnh.