Chăn Nuôi Gặp Khó, Nhiều Trang Trại “Treo Chuồng”

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống bò, tầm vóc đàn bò được cải thiện; các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gà an toàn sinh học được tỉnh khuyến khích đầu tư, đã phát triển ở nhiều địa phương.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh và khu vực đã làm ảnh hưởng đến việc phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Tính đến tháng 4/2013, tỷ lệ đàn heo giảm 8,44%; đàn bò giảm 17,17%; đàn gà giảm 2,26%. Đầu ra gặp khó do giá heo hơi, gà công nghiệp giảm mạnh, giá bò cao nhưng nguồn thức ăn tươi khan hiếm. Giá bán giảm sâu, giá thức ăn tăng, vốn cạn nên nhiều trang trại, hộ chăn nuôi phải tạm thời “treo chuồng”.
Có thể bạn quan tâm

Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.