Giá / Nuôi trâu

Chẩn đoán trâu có thai

Chẩn đoán trâu có thai
Tác giả: TTKNQG
Ngày đăng: 22/02/2016

1. Phương pháp quan sát bên ngoài (sau khi thai được > 5 tháng):

Cần chú ý vào thành bụng, để phát hiện sự máy động của bào thai, đồng thời xác định sự phù thũng ở tứ chi, đặc điểm tuyến sữa, số lượng và tính chất của sữa.

2. Phương pháp sờ nắn(sau khi thai được > 5 tháng):

Dùng tay ấn vào phía bụng bên phải ở trỗ lõm phía dưới thành bụng, trường hợp thành bụng không quá dày thì có thể phát hiện được đầu và cổ của bào thai.

Phương pháp này thường áp dụng vào buổi sáng lúc gia súc chưa ăn.

3. Phương pháp gõ nghe:

Nghe tim thai chỉ có thể áp dụng trong các  trường hợp khi bào thai nằm dọc phía lưng hay phía hông thành bụng của mẹ, và khi giữa bào thai với thành tử cung có những màng thai không quá dày.

Tần số đập của tim thai Thường gấp 2 lần tần số tim đập của tim mẹ.

Nghe tim thai thường áp dụng cho thai từ tháng thứ 6 trở đi.

4. Chẩn đoán qua âm đạo:

Là chủ yếu quan sát, xác định tính chất, trạng thái của niêm mạc âm đạo, miệng ngoài cổ tử cung và niêm dịch âm đạo;

Quan sát âm đạo thông qua mỏ vịt và hệ thống gương soi:

Trường hợp trâu có thai ở tháng thứ nhất thì kích thước cổ tử cung không lớn, có dạng hình chúp, cổ tử cung được đóng kín, lượng niêm dịch ít , đặc, niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, khô, không có ánh.

tháng thứ 2  tử cung đóng kín, có dạng như nút chai, niêm mạc âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn.

cuối tháng thứ tư cổ tử cung và thành âm đạo tiết ra dịch mầu trắng đục.

Quan sát niêm mạc âm đạo có hình dạng như nhung, những tế bào âm đạo được phát triển mạnh.

Thai ở cuối tháng thứ 7 đầu tháng 8 niêm dịch được tiết ra nhiều.

5. Kiểm tra qua trực tràng:

Áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung có cán bộ kỹ thuật việc kiểm tra kết quả phối giống bằng phương pháp kiểm tra qua trực tràng.

Thời gian kiểm tra vào ngày chửa 70-90 ngày là tốt nhất, trong quả trình kiểm tra không nên để các tác động mạnh bất thường sẽ gây động thai hoặc tác động xấu dẫn đến sẩy thai.

Các hộ nông dân chăn nuôi trang trại và những nơi có điều kiện nên mời cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra.

6. Kinh nghiệm dân gian:

theo dõi các trâu cái có chửa thường béo nhanh, ăn nhanh no, một số quan sát bên ngoài để dễ nhận thấy trâu có chửa trong các tháng cuối là bầu vú phát triển, đuôi lệch mép âm hộ, tĩnh mạch bụng to, rõ.

Nhưng kinh nghiệm này có tính chất tham khảo và phát hiện trâu chửa giai đoạn cuối hoặc phương pháp này chưa chính xác ta cần phối hợp nhiều biện pháp theo dõi khác để xác định trâu có chửa.

7 . Kiểm tra bằng phương pháp thí tình:

Theo dõi trâu động dục, phối giống phải ghi chép và theo dõi các chu kỳ động dục sau, nếu sau 22- 25 ngày trâu không động dục lại là một yếu tố khảng định thêm trâu đã thụ thai.


Có thể bạn quan tâm

Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò

Rơm, rạ có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sau khi được chế biến bằng phương pháp ủ với urê trở thành loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng, cho trâu, bò ăn rất tốt.

22/02/2016
Bệnh sán lá gan trâu, bò Bệnh sán lá gan trâu, bò

Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò. Ở nước ta, bệnh được phát hiện khắp các tỉnh phía Bắc đến Nam. Tỷ lệ trâu bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng khoảng 40 – 70 %.

22/02/2016
Cách ủ chua lá mía và lá sắn làm thức ăn cho trâu Cách ủ chua lá mía và lá sắn làm thức ăn cho trâu

Bằng phương pháp ủ lên men chua, người ta có thể tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc trong đó có ngọn, lá mía và lá sắn cũng được tận dụng làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong những mùa thiếu thức ăn xanh. Cách ủ ngọn, lá mía và lá sắn như sau:

22/02/2016