Chăm Sóc Tôm Thẻ Khi Thời Tiết Bất Lợi
Tác giả:
Ngày đăng: 15/05/2012
Hiện nay đang là thời điểm thả giống và chăm sóc tôm một tháng tuổi, tuy nhiên thời tiết diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, bà con nuôi TTCT nên lưu ý một số vấn đề sau đây.
Kiểm soát tảo đáy
Nguyên nhân xuất hiện tảo đáy là ở những ao có nước thấp (
Biện pháp xử lý tảo đáy hiệu quả nhất là dùng thanh kim loại thẳng, nặng (có thể cột thêm đá), cột dây hai đầu, đặt sát đáy ao để kéo tảo đáy ra khỏi ao, dùng vợt vớt những tảo đáy nổi chết mặt nước, ở cuối ao, tránh để chìm lại xuống ao. Sau đó nâng mực nước ao lên >1m và gây lại màu nước, giúp tảo phát triển tạo màng che ngăn chặn sự chiếu sáng của mặt trời xuống đáy ao, đạt độ trong khoảng 30-40cm. Khi thiếu ánh sáng, tảo đáy sẽ tàn lụi dần và không phát triển nữa.
Trong xử lý tảo đáy nên bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm tăng sức đề kháng, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy.
Quản lý ao nuôi
Duy trì mực nước đạt 1,2-1,5m để ổn định nhiệt độ nước.
Độ trong: 30-40cm để hạn chế hiện tượng tảo tàn. Nếu độ trong lớn hơn 40cm, bổ sung phân có tỷ lệ: 0,5kg DAP + 0,25kg urê/1.000m3 vào lúc nắng ấm. Nếu độ trong nhỏ hơn 20cm (tảo đậm): giảm lượng thức ăn, sử dụng formol 2-3lít/1.000m3 (tính cho cả ao), tạt vào khu vực góc ao, cuối hướng gió. Sau đó, nâng mức nước thêm từ 15-20cm.
Độ pH: Hàng ngày, kiểm tra pH vào thời điểm 6 giờ và 14 giờ, pH dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị. Duy trì trong ngưỡng thích hợp (7,5-8,5), nếu thấp hơn 7,5 vào buổi sáng, bón vôi CaCO3 7-10 kg/1.000m3.
Độ kiềm: Kiểm tra độ kiềm 1 lần/tuần vào lúc 14 giờ, duy trì 80-120mg CaCO3/l. Khi tôm lột xác, kiểm tra độ kiềm để bổ sung vôi kịp thời.
Sử dụng men vi sinh: Trong giai đoạn đầu nên sử dụng men vi sinh có thành phần chính là nhóm Bacillus (B.licheniformis, B.megaterium, B. polymyxa…) giúp giảm tảo do vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong ao, vừa khử Nitrate thành Nitơ dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao.
Khi sử dụng men vi sinh nên lưu ý đến khả năng gây thiếu ôxy, pH dao động lớn vào thời gian các vi khuẩn hiếu khí hoạt động mạnh, đặc biệt là vào thời điểm sáng sớm, dễ gây sốc và làm chết tôm.
Chăm sóc và cho ăn
Khi tôm mới thả, cho ăn 0,8-1 kg thức ăn công nghiệp/10 vạn post/ngày, sau đó cứ 2 ngày tăng 0,2-0,3 kg/10 vạn. Nên cho tôm ăn vào các thời điểm nắng ấm, giảm lượng thức ăn khi trời âm u, nhiệt độ thấp trong ngày. Những ngày thời tiết lạnh, giảm 20-30% lượng thức ăn. Khi tôm đạt 20 ngày, ăn khoảng 4-5 kg thức ăn/10 vạn/ngày.
- Sử dụng nhá (sàng) để quản lý thức ăn. Khi tôm đạt 20-25 ngày tuổi, lượng thức ăn cho vào nhá theo tỷ lệ: 1,5-2% lượng thức ăn thực tế. Do tôm bắt mồi chậm nên sau thời gian khoảng 2 giờ 30 phút, tiến hành kiểm tra nhá.
- Tùy theo lượng thức ăn còn lại, số lượng tôm vào nhá (phản ánh thời gian sử dụng thức ăn) mà điều chỉnh lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Thời gian đầu sử dụng nhá có ý nghĩa hơn trong việc dự đoán tỷ lệ sống (nếu tôm lớn quá mức bình thường, thức ăn dư có thể tôm bị “hao”) và tình hình sức khỏe tôm nuôi (quan sát ngoại hình) qua nhá vì chưa chài tôm được.
- Bổ sung thêm vào thức ăn men tiêu hóa và Vitamin C nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm, giúp tôm tiêu hóa và ăn nhiều hơn theo tỷ lệ: 3g men tiêu hóa + 1g Vitamin C/ 1kg thức ăn.
Khi tôm đạt từ 1 tháng tuổi, hạn chế chài tôm mà thông qua nhá kiểm tra, đánh giá sức khỏe tôm nuôi. Căn cứ vào các đặc điểm như kích cỡ (đồng đều), màu sắc vỏ (sáng, sạch), đường ruột (to, đầy thức ăn), màu phân… để có biện pháp xử lý.
Phòng, trị bệnh
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý:
- Tăng cường sử dụng men vi sinh để ổn định môi trường.
- Nếu tôm có biểu hiện bệnh đường ruột (không đầy thức ăn, phân đứt quãng), nên dùng kháng sinh Cotrim-forte 1 viên/ 1kg thức ăn/2 lần/ngày, trong 7 ngày. Lưu ý, không kết hợp men vi sinh với thuốc kháng sinh khi cho ăn.
- Khi tôm có biểu hiện “đóng rong”, khác với tôm sú (trên vỏ, chân), TTCT thường ở vị trí chân hàm, nên xử lý nước bằng BKC vào lúc có nắng hoặc OLAN vào chiều tối, tăng cường ôxy.
- Khi ao nuôi có dấu hiệu dịch bệnh (tôm vào bờ hàng loạt, chết đáy), tiến hành niêm cống, đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý đúng theo quy trình.
Có thể bạn quan tâm
VietGAP Cho Sầu Riêng
Từ khi triển khai chương trình VietGAP, nhiều nông dân ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã ý thức xây dựng những vườn sầu riêng với năng suất và chất lượng cao.
15/05/2012
Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Ở Ninh Hải (Ninh Thuận)
Vụ hè-thu năm 2013, huyện Ninh Hải dự kiến thả nuôi khoảng 500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu ở vùng Đầm Nại.
15/05/2012
Nà Hang Và Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản
Với nguồn tài nguyên nước phong phú, cùng diện tích mặt nước hồ thủy điện Tuyên Quang trên 8.000 ha, Nà Hang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi và khai thác thủy sản..
15/05/2012