Giá / Tin nông nghiệp

Chăm sóc cây bí bằng phân bón Văn Điển

Chăm sóc cây bí bằng phân bón Văn Điển
Tác giả: KS Nguyễn Tiến Chinh
Ngày đăng: 30/05/2016

a. Làm đất và lên luống:

- Có nhiều kiểu trồng bí như bò lan, trồng giàn luống nhỏ như dưa chuột, trồng giàn kiểu dây thép như mướp. Các chân đất vàn thấp, khó thoát nước nên trồng kiểu giàn. Trồng giàn cho năng suất cao hơn trồng bò.

- Với kiểu bò lan: Tạo luống rộng khoảng 4-5m, rãnh luống 40-50cm.

- Bí leo giàn lên luống rộng hơn dưa chuột, 1,2-1,3m mặt luống, trồng 700 cây/sào, cắm giàn chữ A như dưa chuột.

b. Bón phân và chăm sóc:

- Bí đao sinh trưởng phát triển rất mạnh, chỉ trong 3-4 tháng đã cho khối lượng thân lá rất lớn với hàng tấn quả trên 1 sào. Trong khi bộ rễ trụ phát triển không mạnh, sức chống chịu sâu bệnh yếu nên bí đao cần thâm canh cân đối các chất dinh dưỡng,  nhất là các chất trung, vi lượng.

Phân bón Văn Điển các loại NPK 5 :10 :3 dạng viên có hàm lượng N5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15% và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo … , tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây bí trên 60%; loại NPK 12 :5 :10 dạng viên có hàm lượng N12%, P2O5 = 5%, K2O 10%,   Mg2%, SiO2 4%, CaO5%.... và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo … , tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng gần 50%. Các chất dinh dưỡng trên giúp cây bí phát triển cân đối, đậu quả nhiều, thịt quả chắc, không chua; vỏ quả cứng, giúp quá trình vận chuyển và bảo quản bí thuận lợi.

Khi chuẩn bị trồng bí, bà con nên ủ phân hữu cơ, phân chuồng trước khi trồng 25-30 ngày. Vì rễ bí ăn ngang nên có thể bón phân theo hốc, với lượng khoảng 3-5 tạ phân chuồng và 20-25kg  NPK 5-10-3/sào. Rải đều NPK  xung quanh vị trí đặt bầu (bón kiểu vành rế), bón phân chuồng ủ mục lên trên rồi lấp đất phủ kín phân.

- Trồng khi cây con được 2-3 lá, đặt nông rồi vun đất, ấn nhẹ rồi tưới nước cho liền thổ. Mỗi luống trồng 2 hàng, cách mép luống 30-40cm, cây cách cây 25-30cm, nếu làm bầu to, mổi  bầu 2 cây thì trồng hốc cách hốc 50-60cm. Như vậy, 1 sào trồng được khoảng 500  cây.

- Với trồng leo giàn, cây cách cây 60cm, hàng cách hàng 75-80cm, mỗi sào 700 cây.

- Để cây nhanh bén rễ và ra lá mới, tuần đầu sau trồng cần tưới thúc liên tục 2-3 ngày/lần bằng nước phân lợn ngâm thêm lân, hòa loãng. Mỗi lần tưới hòa thêm 1 thìa to đạm cho 1 thùng 10 lít. Dặm các cây mất khoảng.

Giai đoạn cây có 5-6 lá và ngả ngọn bò, bón thúc mỗi sào 7-10kg NPK 12:5:10 để thúc cây vươn lóng và ngoi ngọn. Bón xa gốc 15-20cm, xới nhẹ kết hợp vun gốc. Giai đoạn quả  non, mỗi sào bón thúc 5-7kg NPK 12:5:10 để nuôi quả và lấy lứa hoa tiếp theo.

Lưu ý:

- Khi dây dài 50cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1-2 đốt lại chặn để cây bí ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút chất dinh dưỡng nuôi quả sau này, cứ 3-4 ngày lại chặn 1 lần, hướng ngọn bí ở hàng này bò sang hàng kia. Sau đó rải rơm rạ vừa để tránh lật dây, vừa tránh quả tiếp xúc trực tiếp với đất.

- Nếu trồng bí leo giàn cũng phải cho bí bò 30-50cm và hướng cho ngọn bí bò từ gốc này sang gốc kia sau đó mới nương dây cho leo giàn. Khi nương dây cho leo giàn cần để dây ở tư thế tự nhiên, không lật úp hoặc vặn dây.

- Dùng rơm rạ, dây chuối buộc ngọn vào giàn. Chú ý buộc ở phía nách lá. Bắt dây chéo cho đều giàn và khỏi che rợp hoa quả. Giàn cắm chéo để tranh thủ không gian, tận dụng hợp lý ánh sáng. Mỗi cây để 1-2 nhánh chính. Đặt cho cuống quả nằm đúng vào chỗ giao nhau của 2 cây dóc để khi quả lớn không xô dây, tụt giàn.


Có thể bạn quan tâm

An Giang củng cố nội lực ngành chăn nuôi bò An Giang củng cố nội lực ngành chăn nuôi bò

Sự việc heo hơi tăng giá rồi lại rớt, giá thịt bò của nông dân trong tỉnh An Giang cạnh tranh không nổi với bò nhập khẩu từ Úc… cho thấy, để hội nhập thành công vào “sân chơi” mang tính toàn cầu, ngành chăn nuôi trong tỉnh cần phải củng cố ngay nội lực.

30/05/2016
Ngành điều Việt đối mặt... trắng tay! Ngành điều Việt đối mặt... trắng tay!

Mặc dù ngành điều Việt Nam đang dẫn đầu thế giới với mức tăng trưởng rất tốt và có thể sẽ ổn định trong 1, 2 năm tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành điều thì khoảng 4 - 5 năm tới vị thế dẫn đầu có thể sẽ bị ảnh hưởng với những nguy cơ đến từ… “lục địa đen”.

30/05/2016
Hội tìm lối thoát cho nông sản đặc trưng Hội tìm lối thoát cho nông sản đặc trưng

“Phải hình thành vùng nguyên liệu tập trung với những sản phẩm đặc trưng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ nhằm tăng thu nhập cho nhà nông” – ông Châu Minh Tiến - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh.

30/05/2016