Giá / Mô hình kinh tế

Cây Thảo Quả Giúp Nhiều Nông Dân Thành Triệu Phú

Cây Thảo Quả Giúp Nhiều Nông Dân Thành Triệu Phú
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/11/2011

Được sự giới thiệu của hội nông dân huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây thảo quả của gia đình ông Sùng Seo Tỏa 56 tuổi ở thôn Sà Phìn - một trong những thôn xa nhất của xã Bản Liền huyện Bắc Hà. Gia đình ông Tỏa là hộ đầu tiên ở huyện Bắc Hà thực hiện trồng cây thảo quả trên diện tích lớn đem lại hiệu quả và thu nhập cao, hiện đang là mô hình điển hình để các hộ gia đình nông dân trong xã, huyện học tập và làm theo.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tỏa cho biết: Những năm 2000 trở về trước, gia đình ông chủ yếu sống đựa vào nghề nông, trồng cây lúa, cây ngô, vất vả làm lụng nhưng nguồn thu nhập chẳng được là bao, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Năm 2002 trong chuyến đi thăm người nhà ở huyện Văn Bàn, ông đã được tham quan một số mô hình trồng thảo quả và được khuyên mang về trồng thử. Từ quan sát thực tế việc trồng, chế biến và bảo quản cây thảo quả của một số hộ dân ở xã Liêm Phú huyện Văn Bàn, nhận thấy thảo quả là một loại cây lấy quả dễ trồng trên đất rừng, lại không mất công chăm sóc, dễ chế biến và bảo quản, thu hoạch cho hiệu quả kinh tế cao, nên đầu năm 2003, ông Tỏa mạnh dạn quyết định đầu tư mua hơn 2.000 cây giống thảo quả với giá 2 nghìn đồng một cây, mang về trồng trên diện tích 1,5 ha đất rừng khai hoang của gia đình. Sau gần 2 năm trồng, cây thảo quả đã phát triển tốt, phù hợp với đất đai và khí hậu của địa phương nên bắt đẩu cho thu hoạch quả. Vụ thu hoạch đầu tiên gia đình ông Tỏa đã thu được 10 triệu đồng, với gần 5 tạ quả tươi gia đình làm lò sấy được 1 tạ quả khô mang ra thị trường bán với giá 100 nghìn đồng/kg.

Sau trồng thử, nhận thấy hiệu quả kinh tế thực sự từ cây Thảo Quả đem lại, năm 2006, gia đình ông quyết định tự ươm và nhân giống cây để trồng mở rộng thêm 3,5 ha. Đến năm 2010, gia đình đã có trên 5 ha cây Thảo Quả cho thu hoạch trên 3,5 tấn quả tươi, với 2 lò sấy thủ công, gia đình đã thực hiện sấy khô và thu được 8 tạ quả khô, bán với giá 120 nghìn đồng 1kg, đem lại nguồn thu gần 100 triệu đồng cho gia đình.

Ông Tỏa cho biết, cây Thảo Quả rất dễ trồng, không mất công chăm bón gì, hàng năm chỉ cần làm cỏ hai lần cho cây vào đầu năm, giữa năm và tỉa bớt cây, là cây có thể phát triển ổn định. Và hiện nay gia đình ông không cần mang sản phẩm đi giao bán như trước nữa, mà đã có tư thương từ huyện và tỉnh đến tận nhà để thu mua sản phẩm theo giá bình quân của thị trường là 120 nghìn đồng 1kg, nên đầu ra cho loại sản phẩm này không phải lo. Sang năm 2012, gia đình ông đang dự định sẽ trồng mới hơn 1 ha cây Thảo Quả nữa để mở rộng thêm mô hình của gia đình.

Nhiều hộ gia đình trong thôn, xã nhận thấy hiệu quả từ mô hình trồng Thảo Quả của gia đình ông nên đã tìm đến để tham quan, học tập, ông sẵn sàng chỉ bảo cho mọi người về kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây Thảo Quả, cách chế biến, sấy quả và đứng ra giúp đỡ về giống cây trồng cho bà con. Mới đây nhất, Hội nông dân huyện Bắc Hà đã tổ chức cho một số hộ gia đình ở xã Lùng Cải của huyện tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua giống từ mô hình trồng cây Thảo Quả của gia đình ông để mang về trồng thử nghiệm trên đất Lùng Cải.

Với sự cần cù chăm chỉ, dám nghĩ, dám làm, hộ gia đình ông Sùng Seo Tỏa đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo và làm giàu, đồng thời góp phần quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn và xây dựng quê hương Bắc Hà ngày một phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

23/11/2011
Nghề Nghề "Độc" Dựng Cơ Nghiệp

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

23/11/2011
Cựu Chiến Binh Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó Cựu Chiến Binh Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó

Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.

23/11/2011