Cây Đu Đủ Nhiễm Bệnh “Khảm Vàng”
Từ đầu năm đến nay, nhiều vườn đu đủ của nông dân xã Đá Bạc (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu) đã bị nhiễm bệnh “khảm vàng” với tốc độ lây lan nhanh, làm năng suất thu hoạch giảm mạnh.
Được đưa vào trồng từ năm 2009, đến nay, đu đủ đã trở thành một loại cây trồng chủ lực ở các xã vùng sâu như Đá Bạc, Suối Rao, Xuân Sơn, Sơn Bình của huyện Châu Đức… Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến nay, một số vườn đu đủ trên địa bàn xã Đá Bạc đã nhiễm bệnh khảm vàng gây rụng trái hoặc trái ra èo uột.
Nhiều người đã đổ tiền mua thuốc cứu cây nhưng không ăn thua. Anh Hồ Ngọc Tuấn, ở thôn Phú Sơn, xã Đá Bạc, có vườn cây đu đủ hơn 1ha đang bị nhiễm bệnh, ít trái và không được to đẹp. Anh Tú cho biết: “Cây đu đủ cứ bị vàng đọt, vàng lá và quả ra không đậu được. Đầu tư 1 ha đu đủ tốn hết 70 triệu đồng nhưng với năng suất như vầy, lỗ vốn là chắc”.
Còn anh Nguyễn Văn Vinh, cũng ở thôn Phú Sơn, xã Đá Bạc, đang trồng khoảng 3 sào với 700 cây đu đủ. Hiện vườn cây khá đẹp, nhưng anh không khỏi lo lắng khi thấy vườn đu đủ các hộ khác bị nhiễm bệnh. Anh Vinh cho biết nếu phát triển tốt, cứ 1 sào 200 cây đu đủ sẽ thu 80 triệu đồng/năm, trừ đi chi phí các loại thì lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng. Còn nếu bị nhiễm bệnh phải chặt bỏ mùa này thì không những bị thiệt hại nặng về vốn, mà còn phải chờ 2 năm sau mới trồng lại được, do rễ đu đủ ở trong đất bị nhiễm bệnh, chưa tiêu hủy ngay được.
Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đá Bạc đã khuyến cáo bà con nên phun đều thuốc để trừ nấm bệnh khảm vàng trên vườn cây đu đủ, nhằm hạn chế thiệt hại. Anh Lương Sanh Phước, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Đức cho biết, bệnh gây ra hiện tượng khảm ở lá cây, lá có nhiều vết màu vàng xanh lẫn lộn, khảm càng nặng lá càng biến sang màu vàng. Quả nhỏ, biến dạng, chai sượng.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu bệnh này, trước mắt có thể áp dụng một số biện pháp phòng trị như: không trồng đu đủ ở những vùng đã nhiễm bệnh; chọn lọc, vệ sinh vườn đu đủ thường xuyên để loại bỏ cây bệnh, tránh lây lan phun thuốc hoá học kết hợp các biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh, nhất là rệp bông và rệp đào. Một số thuốc hữu hiệu trừ rệp: Bassa, Trebon, Pegasus, Applaud, Sumicidin, Supracid.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhiều ngư dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đã tận dụng diện tích ao, hồ nuôi tôm sú không đạt để phát triển nghề nuôi cá chẽm. Tại huyện Duyên Hải, 3 năm trước đã có khoảng 5 hộ nuôi thử nghiệm cá chẽm bằng giống sinh sản nhân tạo. Nhận thấy có hiệu quả, bà con truyền nhau kinh nghiệm nuôi cá và từ đó phong trào nuôi cá chẽm ngày càng lan rộng trên địa bàn huyện. Đến đầu năm 2012, toàn huyện đã có trên 100 hộ nuôi, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.
Cuối tháng 4 và đầu tháng 5, những đợt nắng nóng liên tiếp kéo dài, trong nhiều ngày không mưa đã khiến cho mực nước ở các sông, suối, hồ… ở Thanh Hóa sụt giảm nghiêm trọng.
Mô hình đang được thực hiện với 50ha gieo cấy giống lúa Nàng Xuân và 1,5ha gieo cấy giống lúa nếp Lang Liêu tại 2 xã Tư Mại và Thắng Cương. Qua tham quan đầu bờ, các đại biểu đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của 2 giống lúa này so với giống đối chứng Khang dân 18 như thời gian sinh trưởng tương đương với Khang dân, khả năng kháng bệnh khá, chống đổ tốt và hiệu quả kinh tế cao