Giá / Cà phê

Canh tác cà phê, hồ tiêu hữu cơ thông minh

Canh tác cà phê, hồ tiêu hữu cơ thông minh
Tác giả: Hồng Huệ
Ngày đăng: 14/08/2019

Hồ tiêu và cà phê liên tục rớt giá. Giải pháp nào giúp nhà vườn tiết kiệm, đất khỏe, cây vẫn duy trì năng suất bền vững?

Đó là, sử dụng thông minh các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ vi sinh chứa nấm đối kháng Trichoderma, vi khuẩn Bacillus subtilis, xạ khuẩn Streptomyces, giúp phân giải các chất khó tiêu, lá cây thành mùn trong đất, cây trồng dễ dàng hấp thụ, và kết hợp cân đối NPK chuyên dùng hợp lí.

Giá cà phê, hồ tiêu, chạm đáy, khiến nhiều nhà vườn quay lưng với 2 loại cây trồng vốn là chủ lực của vùng đất Tây Nguyên. Nhiều vườn bị bỏ mặc, thậm chí bị đốn hạ. Tuy nhiên, với những vườn mà bà con chọn canh tác theo hướng hữu cơ sinh học thì lá vẫn xanh ươm, trái trĩu cành. Quan trọng hơn, chính là giá bán luôn được duy trì ở mức cao, do đạt tiêu chuẩn nông sản sạch.

Theo anh Phạm Văn Đồng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, chính quy trình canh tác áp dụng 3 tầng tán, gồm, tầng trên là tán cây lớn của trụ tiêu sống, kế đến là tầng cây cà phê, dưới cùng là thảm cỏ thực vật, đã giúp vườn phân tán ánh sáng đồng đều, giảm thất thoát nước, giữ ẩm vào mùa khô và tăng độ mùn cho đất.

Anh Đồng chia sẻ, cách đây hơn 10 năm, mảnh vườn nơi anh canh tác chỉ là vùng đất “sa mạc”, đến cỏ cũng không tìm thấy sự sống ở nơi này. Nhưng bằng cách kiên trì theo đuổi hướng canh tác hữu cơ sinh học, chú trọng bón các dòng sản phẩm hữu cơ vi sinh như BLC 08, BLC 09, anh và bà con đã từng bước phủ xanh vùng đất khó.

Vườn cà phê xen canh hồ tiêu ngày càng xanh tốt, đất giàu mùn, lá khỏe dày, ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Đặc biệt, khi giá nông sản giảm sâu như hiện nay, thì cách làm này, vẫn mang về cho nhà vườn như anh hiệu quả tốt. Bởi năng suất duy trì, trong khi tổng chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với việc sử dụng thuần phân vô cơ trong canh tác.

Theo TS Phạm Công Trí, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, việc bổ sung phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh giúp tăng độ mùn, cải tạo đất. Đặc biệt, bón phân hữu cơ vi sinh BLC 08, BLC 09 chứa các hệ vi sinh có ích như nấm đối kháng Trichoderma, vi khuẩn Bacillus subtilis, xạ khuẩn Streptomyces, giúp phân giải các chất khó tiêu, lá cây thành chất dễ tiêu, mùn trong đất, cây trồng dễ dàng hấp thụ; đồng thời, hạn chế một số bệnh như thối rễ, lỡ cổ rễ, thối thân, chết nhanh, chết chậm, xì mủ, vàng lá, hạn chế và phòng ngừa tuyến trùng rễ... Khi bón có thể rải trên mặt bồn hoặc đào rãnh, sau đó lấp đất lại. Bón trước khi sử dụng phân bón vô cơ ít nhất 10 – 15 ngày để tăng hiệu quả.

Ngoài ra, ở những vườn xen canh cà phê và hồ tiêu, nhà vườn nên chú trọng chọn chế độ bón cân đối phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, kết hợp NPK chuyên dùng có bổ sung trung vi lượng để đảm bảo năng suất, hiệu quả kinh tế và bền vững trong sản xuất. Ví dụ như phân bón vô cơ nên ưu tiên sử dụng các dòng phân Đầu Trâu có tỷ lệ thành phần NPK 2:1:2 và bổ sung các loại vi lượng thông minh.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, cùng với chế độ canh tác hữu cơ sinh học, bà con nên áp dụng kỹ thuật tạo hình bàn tay với bướu sinh cành trên cây cà phê. Ưu tiên tạo các bướu trên cành cấp 1 để sinh cành cấp 2 cho bộ tán khỏe và năng suất tốt nhất. Vườn cà phê sẽ đạt hiệu quả cao, bền vững. Đồng thời giảm nhẹ áp lực kỹ thuật, công tạo hình cà phê. Điều này cũng chính là một trong những cách làm thông minh giúp bà con ứng phó với tình hình khó khăn hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Cưa đốn phục hồi cà phê già cỗi Cưa đốn phục hồi cà phê già cỗi

Cà phê Khe Sanh là thương hiệu cà phê chè nổi tiếng và là cây công nghiệp chủ lực ở huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị

14/08/2019
Bón phân cân đối, hiệu quả cho cây cà phê Bón phân cân đối, hiệu quả cho cây cà phê

Nội dung hội thảo xoay quanh vấn đề bón phân cân đối, hiệu quả nhằm thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững tại các tỉnh Tây Nguyên.

14/08/2019
Giải pháp phục hồi vườn cà phê già cỗi Giải pháp phục hồi vườn cà phê già cỗi

Cà phê Khe Sanh là một trong những thương hiệu cà phê chè nổi tiếng ở khu vực miền Trung, đây cũng là cây công nghiệp chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn

14/08/2019