Giá / Tin thủy sản

Cảnh giác với virus SHIV

Cảnh giác với virus SHIV
Tác giả: Kim Tiến
Ngày đăng: 19/10/2018

Mới đây, trong chuỗi Hội nghị bàn tròn nuôi trồng thủy sản (TARS) ở Chang Mai, Thái Lan, ông Robins McIntosh - Phó Chủ tịch cấp cao của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) đã dự báo sản lượng tôm ở Trung Quốc sẽ giảm trong năm 2018 xuống còn 512.000 tấn. Nguyên nhân do một loại virus mới gây bệnh trên tôm, có tên là SHIV.

Phổ vật chủ rộng

Loại virus mới gây ra bệnh nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, được xác định là Shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV). Thuộc họ Iridoviridae. Iridoviridae là một họ các virus có đường kính trong khoảng 120 - 300 nm, thậm chí có thể lên đến 350 nm (ví dụ như chi Lymphocystivirus). Họ virus này được đặc trưng bởi phổ vật chủ rộng của nó, bao gồm cả động vật không xương sống (như côn trùng), động vật có xương sống, như cá, động vật lưỡng cư và loài bò sát.

SHIV lần đầu tiên được phát hiện và xác định trong các mẫu tôm bệnh được thu thập từ một trang trại ở tỉnh Chiết Giang vào tháng 12/2014. Tuy nhiên, kết quả điều tra dịch tễ cho thấy virus này có thể không phải là ổ dịch đầu tiên trong trang trại. Tổng số 625 tôm nuôi được thu thập trong giai đoạn 2014 - 2016 ở 20 quận của 5 tỉnh ở Trung Quốc thử nghiệm, bao gồm trong đó 575 cá thể tôm chân trắng, 33 cá thể tôm trắng Trung Quốc (Fenneropenaeus chinensis), 10 cá thể của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và 7 cá thể của tôm he đã được thử nghiệm. Kết quả cho thấy 15,8% (99/625) các mẫu này là dương tính SHIV và tỷ lệ SHIV dương tính ở các loài khác nhau tương ứng là 15,5; 15,2; 50,0 và 0,0 (%). Kết quả này chỉ ra một mối đe dọa mới tồn tại trong ngành nuôi tôm ở Trung Quốc, làm tăng mối lo ngại rằng virus có thể lan rộng và trầm trọng hơn đến các vùng nuôi tôm xung quanh.

Tăng cường phòng bệnh

Tại hội nghị, Robins McIntosh phát biểu rằng: “SHIV xảy ra ở Trung Quốc  cần được quan tâm, đó là một sát thủ”. Ông cho biết thêm: “Chúng ta biết nó giết tôm, biết nó ở Trung Quốc, nhưng không biết nó là một vấn đề lớn. Đã có rất ít thử nghiệm được thực hiện, do đó có khá ít thông tin về mầm bệnh nguy hiểm này, bởi vậy, yêu cầu cảnh giác cao với virus SHIV”. Để phát hiện sớm mầm bệnh, người nuôi cần dựa vào các triệu chứng đặc trưng như: dạ dày và ruột tôm rỗng, sự mất màu nhẹ trên bề mặt của gan tụy và vỏ tôm bị mềm; Màu sắc tôm thay đổi, một số con có màu hơi đỏ; Tôm mất khả năng bơi lội và chìm xuống đáy ao. Bên cạnh tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh cũng có các triệu chứng điển hình trên, giai đoạn nhiễm bệnh từ ấu trùng đến tôm trưởng thành.

SHIV đang là mối đe dọa mới trên tôm thẻ chân trắng L.vannamei ở Trung Quốc cũng như toàn thế giới. Do đó không chỉ Trung Quốc mà cả ở Việt Nam cũng như các nước sản xuất tôm cần cảnh giác với bệnh mới này. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn sinh học tránh lây lan dịch bệnh và nhằm giảm thiểu thiệt hại.


Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ mô hình ương cá bớp trong ao đất Thu nhập cao từ mô hình ương cá bớp trong ao đất

Dù tỷ lệ sống thấp, nhưng lợi nhuận mà ông Nguyễn Hoàng Oanh (18/26, đường Chi Lăng, phường 12, TP. Vũng Tàu) thu được từ mô hình ương cá bớp giống trong ao đất

19/10/2018
Nuôi cá lóc bông cho thu nhập khá Nuôi cá lóc bông cho thu nhập khá

Nhờ mạnh dạn đầu tư nuôi cá lóc bông, mỗi năm Phan Văn Tèo (36 tuổi), Giám đốc HTX Hậu Giang Yên Bình An ( H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), thu lãi trên 300 triệu đồng

19/10/2018
Nuôi tôm thẻ công nghệ cao: Hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất Nuôi tôm thẻ công nghệ cao: Hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất

Trước tình hình vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh dễ tấn công môi trường nuôi, thì việc đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

19/10/2018