Giá / Tin thủy sản

Cân nhắc khó khăn khi nuôi cá mùa lạnh

Cân nhắc khó khăn khi nuôi cá mùa lạnh
Tác giả: Khiết Trần
Ngày đăng: 06/01/2020

Cuối năm là thời gian khó khăn nhất trong nuôi trồng thủy sản, khi nhiệt độ hạ thấp là yếu tố mang lại nhiều bất lợi cho người và vật nuôi.

Ao nuôi cá tra bệnh ở Thốt Nốt, Cần Thơ. Ảnh Duy Khiết

Tuy nhiệt độ thấp giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của các yếu tố môi trường như giảm dao động pH ngày đêm, hạn chế tính độc của nitrite, ammonia trong ao…, nhưng đồng thời làm giảm khả năng tiêu hóa của cá tôm và gia tăng hoạt tính của các mầm bệnh tiềm ẩn trong ao nuôi. Do đó việc quản lý tốt thức ăn, tăng cường theo dõi là hết sức cần thiết để đảm bảo cá được khỏe mạnh.

Với ao cá tra ở bất kỳ giai đọan nào thì thời điểm này cá cũng rất nhạy cảm, một số ao nuôi thường xảy ra tình trạng bệnh kéo dài gây ra thất thoát lớn. Đa số các ao  phát bệnh có thể do một số nguyên nhân như: ao mới thả giống, nung thúc mồi quá nhiều, ao có mực nước không ổn định chênh lệch quá nhiều trong ngày và trong chu kì nước và lây nhiễm từ nguồn bên ngoài.

Cá thường có diễn biến bệnh phức tạp, bệnh nối tiếp bệnh, lây lan nhanh sang các ao khác và có thể lan rộng ra cả vùng nuôi. Ở một số ao nuôi, cá có thể nhiễm nhiều bệnh cùng lúc như gan thận mủ, xuất huyết, trắng gan và trắng mang kéo dài hàng tháng… nên việc điều khó khăn gây hao hụt lớn trong thời gian dài. Có nhiều trường hợp cá có dấu hiệu giảm những lại rất dễ tái bệnh và nặng hơn từ chỉ một tác động nhỏ như thời tiết lạnh đột ngột, việc cho ăn không hợp lý…

Những ngày đầu khi mới phát bệnh cá chỉ chết một vài con nhưng sang những ngày tiếp theo cá chết tăng đột biến từ vài kg lên vài chục kg, sau đó có thể đến vài trăm kg một ngày và lượng cá chết duy trì nhiều ngày sau đó.

Để làm thuyên giảm số lượng cá chết rất khó do cá không thể tiêu hóa cũng như thuốc được bổ sung thông qua thức ăn một cách trọn vẹn. Do đó việc loại khỏi đàn các cá thể suy yếu kết hợp với các loại thuốc kháng sinh và thuốc hỗ trợ hấp thu để cải thiện tình trạng cá hao số lượng nhiều trong thời gian dài được xem là một trong nhiều giải pháp điều trị.

Để hạn chế tình trạng bệnh bùng phát thì điều nên lưu ý là hãy kiểm soát kỹ việc cho ăn, không nên nung thúc mồi quá nhiều, bổ sung các loại thuốc hỗ trợ để tăng sức chống chịu của cá với thời tiết bất lợi, theo dõi cá thường xuyên hơn, định kì tắm cá, loại bỏ cá yếu ra khỏi đàn.

Người nuôi nên có kế hoạch đối với các ao chưa thả giống đây thì là thời gian để “ao nghỉ tết”. Khoảng thời gian này nên được dùng để cải tạo ao hay để ao nghỉ giúp giảm thiểu mần bệnh thì tốt hơn là nôn nóng thả giống.

Bà con nên kiên nhẫn đợi đến khi thời tiết ấm hơn để bắt đầu vụ nuôi một cách thuận lợi.


Có thể bạn quan tâm

Hóa chất trong nuôi cá hồi ảnh hưởng đến tôm Hóa chất trong nuôi cá hồi ảnh hưởng đến tôm

Hai nghiên cứu khoa học mới cho thấy rằng các hóa chất được sử dụng để phòng trị bệnh trong trang trại nuôi cá hồi ngoài khơi có thể gây ra tác động có hại đối

06/01/2020
Công nghệ biofloc và ứng dụng biofloc trong sản xuất tôm giống Công nghệ biofloc và ứng dụng biofloc trong sản xuất tôm giống

Biofloc là các cụm kết dính bao gồm tảo cát, tảo biển lớn, động vật nguyên sinh, các hạt hữu cơ chết, vi khuẩn. Mỗi hạt floc được gắn kết lại với nhau

06/01/2020
Diễn biến và xử lý ao tôm trong và sau những cơn mưa lớn Diễn biến và xử lý ao tôm trong và sau những cơn mưa lớn

Người nuôi tôm có xu hướng cho ăn quá nhiều trong thời kỳ mưa vì khay ăn có thể cho thấy thức ăn đang được tiêu thụ nhiều hơn

06/01/2020