Cần đầu tư nguồn lực cho tôm giống
Những tác động tiêu cực này đã dẫn đến rủi ro khiến người nuôi tôm phải chấp nhận bỏ hoang hàng trăm ha hồ nuôi tôm trên cát. Điều ấy cũng được hiểu như là liệu pháp buông tay của người nuôi tôm khi thua lỗ, thậm chí về trắng tay trong mùa tôm năm nay như ở Quảng Điền và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhìn từ cơ sở hạ tầng, theo người có trách nhiệm ở Chi cục Thủy sản thì chưa đảm bảo. Yếu tố này còn được tăng thêm khi không chỉ vùng nuôi tôm trên cát mà ngay cả hạ tầng ở các vùng đầm phá cũng đã hư hỏng, xuống cấp sau nhiều năm được xây dựng.
Các thông số kỹ thuật khác như điện, trạm bơm, kênh mương cấp thoát nước, ao xử lý... chưa được đầu tư đồng bộ. Ngay hệ thống nước thải của các hồ nuôi trên các vùng nuôi tôm hiện nay cũng tồn tại nhiều vấn đề và ảnh hưởng đến vùng nước biển ven bờ. Điều này đã tác động ngược trở lại ngay với người nuôi và vùng tôm nguyên liệu khi không ít hồ nuôi được dẫn nước vào trực tiếp.
Nhanh nhạy, nhưng cũng có thể gọi là vội vàng khi người nuôi tôm đầu tư vốn liếng vào các hồ nuôi trong khi chưa chuẩn bị những điều kiện cần và đủ. Tâm lý vụ lời bù vụ lỗ cũng giống như những canh bạc mà phần rủi ro luôn dành cho những người đã dốc không chỉ tiền bạc mà cả công sức vào nó.
Cũng trong sự quan tâm này, chất lượng nguồn tôm giống để cung cấp cho vùng nuôi tôm trên cát và cả ở vùng đầm phá xem ra còn đang khá lơ lửng.
Theo Đề án xây dựng một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2016-2020, về sản xuất giống cho nuôi trồng thủy hải sản, toàn tỉnh hiện có 11 cơ sở/trại sản xuất kinh doanh giống (bao gồm 8 cơ sở giống nước lợ, 3 cơ sở giống nước ngọt), hàng năm sản xuất và dịch vụ 369 triệu tôm giống, cua, cá nước lợ và 130 triệu giống cá nước ngọt.
Tuy nhiên, theo những thông số mà Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh trao đổi với phóng viên báo Thừa Thiên Huế (trên số 6687 ra ngày 10/6 mới đây) thì trong số 22 đơn vị, công ty cung ứng giống cho các lừ nuôi, chỉ có 8 đơn vị địa phương. Riêng trong năm nay, vùng nuôi tôm trên địa bàn cần khoảng 1,5 tỷ con tôm giống chân trắng và khoảng 250 triệu con tôm sú nhưng lượng giống tại chỗ chỉ có thể đáp ứng được 50 triệu con tôm sú, bằng 1/5.
Phần còn lại đều phải mua ở các tỉnh phía nam và đây là nguồn giống không thể kiểm soát được chất lượng. Nhưng vì không đủ cung, nên cũng có cơ sở cung ứng con giống phải mua từ tỉnh khác về ương, bán cho người dân mà trại giống thủy sản Vân Nam (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) là một ví dụ.
Tiềm năng từ nguồn lợi thủy hải sản của Thừa Thiên Huế đã được xác định và theo Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được phê duyệt ngày 24/3/2016 của Bộ NN&PTNT, đến năm 2020, Thừa Thiên Huế có diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ là 4.560ha, sản lượng 18.100 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đạt 6.560 tấn; diện tích nuôi tôm trên cát là 1.000 ha, sản lượng 12.000 tấn; diện tích nuôi cá nước ngọt là 2.360 ha, sản lượng 5.900 tấn. Tỉnh cũng đã có quy hoạch vùng nuôi, có chính sách khuyến khích phát triển cũng như có sự hỗ trợ về hóa chất, kỹ thuật trong xử lý dịch bệnh, ao hồ... cho người nuôi tôm.
Cũng cần phải hiểu là, không phải cái gì cũng cần và phải được sự hỗ trợ của chính quyền, quan trọng nhất là làm thế nào để người dân biết cách tổ chức sản xuất, quản lý rủi ro; nuôi, trồng và bán được sản phẩm một cách lâu dài chứ không phải là chạy theo phong trào, mạnh ai nấy làm rồi sau đó lại quay lại cầu cứu hỗ trợ.
Trong mối tương quan này, việc xác lập, khuyến khích, có cơ chế hỗ trợ vay vốn để có thêm những cơ sở sản xuất tôm giống đạt chuẩn, đủ khả năng đáp ứng cho vùng nuôi trên địa bàn có lẽ là một trong những điều mấu chốt.
Không phải là điều gì đang xảy ra nữa mà phải xác định là nuôi tôm đang tiềm ẩn nhiều vấn đề và chưa biết khi nào người nuôi tôm mới hết những mùa tôm phấp phỏng?
Có thể bạn quan tâm
Đến Hòn Chuối, Hòn Tre, Thổ Chu… những điểm đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, khách không khỏi thích thú ngắm nhìn những lồng bè nuôi cá bóp lênh đênh trên biển cả, những mái chòi canh xác xơ vì gió biển. Nhìn có vẻ "tiêu điều" nhưng đó lại là bệ phóng giúp ngư dân làm giàu và níu chân họ gắn bó với vùng biển Tây Nam.
Chiều 2/7, tại xã Xuân Phương (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) chi nhánh Phú Yên phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) tổ chức hội thảo phòng chống dịch bệnh nuôi tôm hùm và chia sẻ giải pháp tài chính từ Kienlongbank. Hơn 50 người dân đại diện cho các hộ nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương và các xã, phường lân cận đến dự.
Dự án nuôi tôm hùm xanh do Tỉnh Đoàn, HTX Dịch vụ nuôi trồng phát triển thuỷ sản Trường Giang, Công ty CP Xây dựng và Hạ tầng Quảng Ninh phối hợp thực hiện tại khu Áng Gội, đảo Cống Nứa, xã Bản Sen (Vân Đồn). Với đặc điểm là loại thuỷ sản dễ nuôi, lợi nhuận cao, dự án nuôi tôm hùm xanh nếu thành công sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là góp phần tạo việc làm cho người lao động địa phương.