Cần Cải Thiện Nuôi Thủy Sản Ở Đông Nam Á
Người nuôi thủy sản ở Đông Nam Á ngại tìm nguồn thức ăn thay thế để nuôi thủy sản ngay cả khi giá bột cá vẫn đang tiếp tục tăng.
Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.
Lượng dự trữ bột cá thế giới giảm và hạn ngạch khai thác cá dùng làm bột cá ở các nước sản xuất chính như Peru đã đẩy giá bột cá lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thủy sản ở Đông Nam Á vẫn không muốn thay đổi thói quen cũ và thử các nguyên liệu mới như đậu nành để sản xuất bột cá.
Bên cạnh đó, ngành nuôi thủy sản ở Đông Nam Á cũng cần phải giải quyết một số vấn đề để cạnh tranh với sản lượng của Trung Quốc. So với Trung Quốc, ngành nuôi thủy sản ở Đông Nam Á nói chung vẫn khá yếu kém khi chuyển sang nuôi hải sản. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ Indonesia - nơi chất lượng giống thấp, thiếu các phương thức nuôi phù hợp. Nuôi thủy sản ở khu vực này cần tập trung nhiều hơn vào cải tạo nguồn giống bố mẹ. Bên cạnh đó, bệnh dịch cũng là một vấn đề mà ngành nuôi thủy sản phải đối mặt. Do vậy, một chương trình quản lý tốt sức khỏe thủy sản nuôi trở nên rất cần thiết đối với khu vực.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau) vừa kết thúc vụ thu hoạch cá đồng, giá cá ở mức cao ngay từ đầu vụ và tiếp tục tăng ở cuối vụ.
Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.
Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...