Giá / Mô hình kinh tế

Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông

Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/08/2013

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Bắp được thu hái trái, để lại thân, lá và gốc rễ. Do việc dọn cây bắp mất nhiều công lao động nên một số nơi bà con ngại trồng bắp lai luân canh lúa. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng phụ phẩm này và biết cách làm đất thì vụ lúa sau sẽ có hiệu quả hơn. Ví dụ, thân lá bắp có thể được chặt sát gốc dùng ủ thức ăn nuôi bò.

Có thể ủ chua thân cây tươi rồi dùng thức ăn ủ chua nuôi bò rất có hiệu quả, tăng lợi nhuận. Hoặc có thể dùng thân lá cây bắp ủ phân bón lại cho lúa hay hoa màu khác. Trường hợp khác, có thể chặt thân bắp làm 2 - 3 đoạn và dùng máy cày vùi tại ruộng sẽ giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

Đối với những cây màu họ đậu, cây mè… thì việc dọn tàn dư cây trồng không tốn nhiều công như bắp vì một phần thân lá đã được cắt khi thu hoạch trái. Sau khi dùng máy ra hạt, phế phẩm còn lại có thể dùng ủ phân hữu cơ. Nhằm giúp phân hủy nhanh thân cây bắp, đậu, mè… vừa thu hoạch, nên áp dụng chế phẩm nấm trichoderma.

Nấm này có tác dụng phân hủy cellulose, xác bã thực vật, gốc rạ, phân giải hợp chất lân khó tan thành dễ tiêu. Hòa nước tưới 10gr/bình 16 lít. Nếu rải gốc dùng 3 - 5kg/ha. Có thể trộn với bất kỳ loại phân bón lót để bón. Hoặc có thể phun, dùng 50gr/bình 16 lít xịt đẫm bề mặt ruộng.

Sau khi xử lý trichoderma nên phơi đất càng lâu càng tốt, rồi tiến hành cày vùi gốc, rễ và làm tơi đất cho việc trồng lúa. Có thể cày/xới một lần và bơm nước vào trục nhận gốc, rễ, thân, lá các loại cây màu và sạch cỏ dại để gieo sạ lúa. Bón phân cho lúa thu đông ở ĐBSCL mức bón trung bình cho 1ha là 80+40+30 (N-P2O5-K2O; kg phân nguyên chất/ha).

Tương đương 174kg urea + 243kg super lân + 50kg KCL. Nên dùng loại phân lân Văn Điển, vì phân này có cả canxi để vừa giảm phèn, mặn cho ruộng lúa, vừa phân hủy xác bã thực vật tốt hơn. Chia lượng phân làm 3 lần bón. Lần 1 khoảng 7 - 10 NSS (ngày sau sạ). Lần 2 khoảng 18 - 22 NSS. Lần 3 từ 30 - 35 NSS.

Đối với lúa từ 95 - 100 ngày thì bón 3 lần là: 7 - 10 NSS; 22 - 25 NSS và 40 NSS. Chú ý đất sau trồng màu luân canh và được vùi thân lá hữu cơ sẽ giúp lúa phát triển tốt. Nên dùng bảng so màu lá (nhìn lá bón phân) để tiết kiệm chi phí phân đạm.


Có thể bạn quan tâm

Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

12/08/2013
Chăn Nuôi Bò Lai Nhốt Chuồng Đem Lại Thu Nhập Khá Cho Nông Dân. Chăn Nuôi Bò Lai Nhốt Chuồng Đem Lại Thu Nhập Khá Cho Nông Dân.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

12/08/2013
Nuôi Ong Lấy Mật - Đừng Để Tiềm Năng Bị Lãng Phí Nuôi Ong Lấy Mật - Đừng Để Tiềm Năng Bị Lãng Phí

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

12/08/2013