Cách Bảo Quản Vải Thiều Tươi Lâu
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu thành công một quy trình xử lý và bảo quản vải thiều tươi lâu hơn. Áp dụng phương pháp này đem lại hiệu quả cao cho người trồng và các nhà kinh doanh.
Cách bảo quản quả vải
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã được ứng dụng cho một số vùng trồng vải lớn của nước ta. Áp dụng phương pháp này có thể bảo quản vải tươi trong vòng 1 tháng mà vẫn giữ được màu sắc, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để áp dụng phương pháp này có hiệu quả, bà con cần đặc biệt lưu ý đến một số yếu tố sau:
Thu hoạch: Bà con chú ý thu hái vải quả nhẹ nhàng vào những ngày khô ráo, tránh những ngày mưa. Chỉ thu hoạch vải khi vỏ quả đã chín đỏ đều (khoảng 102 - 109 ngày sau khi hoa nở). Buộc vải thành từng chùm khoảng 3 - 5 ki-lô-gam hoặc đựng trong các rổ thưa khoảng 10 ki-lô-gam. Loại bỏ những quả bị nứt vỡ, dập nát, thối, chín không đều và những quả dị hình.
Cách xử lý: Bà con nên chuẩn bị sẵn các vật liệu và một số loại hoá chất gồm có a-xít clohydric (HCl) hoặc NaHSO3, bể nhúng, quạt gió, rổ nhựa... Trước tiên, bà con pha 60 gam NaHSO3 trong 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết. Sau đó, nhúng từng bó hoặc cả rổ nhựa vải quả vào dung dịch NaHSO3 trong thời gian 10 phút. Dung dịch NaHSO3 có tác dụng làm cứng vỏ quả, hạn chế mất nước, tiêu diệt và chống vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây hại quả. Vớt ra nhúng tiếp vào dung dịch HCl 4% khoảng 2 - 5 phút. Dung dịch HCl có tác dụng hãm màu, giữ cho vỏ quả tươi nguyên, tăng thêm giá trị thương phẩm.
Đóng gói, bảo quản, vận chuyển: Sau khi xử lý, để khô tự nhiên hoặc dùng quạt gió để thổi khô rồi đóng gói trong hộp xốp để vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng xe lạnh hoặc bảo quản trong kho mát có điều kiện nhiệt độ 4 - 5 độ C, độ ẩm không khí 90 - 95%. Cũng có thể dùng túi nhựa polyetylen để đựng vải quả vừa tránh mất nước và giữ được màu sắc vỏ quả được lâu hơn.
Bảo quản theo công nghệ CAS
Mới đây, Tập đoàn ABI (Nhật Bản) cũng đã giới thiệu một công nghệ bảo quản vải thiều ở Bắc Giang, thuộc dự án "Hợp tác xây dựng Trung tâm công nghệ CAS bảo quản nông sản, thực phẩm Việt Nam".
CAS là công nghệ bảo quản đông lạnh mới, tiên tiến, không phá vỡ các màng và thành tế bào, duy trì được các yếu tố quan trọng cấu thành hương vị trong thực phẩm, nhờ đó thực phẩm được bảo quản tốt hơn, giữ độ tươi ngon lâu hơn so với công nghệ đông lạnh truyền thống. Với công nghệ này, quả vải thiều được bảo quản từ 1 đến 3 năm mà vẫn giữ nguyên hương vị và độ tươi ngon. Công nghệ này có thể sử dụng để chế biến mứt vải và các sản phẩm khác từ vải thiều, góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả vải. Công nghệ CAS thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Cách làm vải khô
Để làm vải khô, bà con thu hoạch khi quả chín, vỏ mầu nâu sẫm, nên bẻ cả chùm quả, không bẻ đau để năm sau cây không chột, tốt nhất là cắt bằng kéo. Vải buộc thành từng chùm nhỏ treo trong nhà kín, đốt than giữ nhiệt độ khoảng 35 - 40 độ C liên tiếp ngày lẫn đêm, khi nào hạt long ra lắc nghe lọc cọc là được. Nếu không sấy, phơi nắng cũng được. Quả vải khô, vỏ căng đều, không bị óp là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vải thiều sấy khô có hương vị đặc trưng, thơm ngọt, rất dễ ăn. Do chứa nhiều vitamin, khoảng chất, dưỡng chất nên vải thiều cũng rất tốt cho sức khỏe và còn có thể ngừa được một số bệnh như ung thư, tim mạch
Có thể bạn quan tâm
Dân địa phương cho biết vùng này được gọi là “kho lim” của rừng Bãi Hà (Vĩnh Hà ngày nay). 20 năm trước rừng bị khai thác hết gỗ, những cây lim vừa bị đốn là lứa cây con vừa lớn lên. Ngay cạnh rừng lim mới bị đốn hạ, nhìn qua phía đông là một rừng keo với hàng chục hecta đã xanh tốt hơn 2 năm tuổi
Như NNVN đã phản ánh tình hình sâu đục trái cây có múi ở Kế Sách (Sóc Trăng). Tính đến đầu tháng 3/2012, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng có tới 1.600/1.653 ha bưởi bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.
Các loại cá ít chịu lạnh, khi thiệt độ xuống dưới 15 độ C cá bỏ ăn, ngủ đông, chịu rét kém, dễ bi chết hàng loạt khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C: rô phi, chim trắng, rô đồng, tra, ba sa, cá lóc, cá chuối, trê lai, ếch đồng, cua đinh...