Giá / Tôm sú

Các yếu tố môi trường cần lưu ý khi thả tôm sú giống (Phần 2)

Các yếu tố môi trường cần lưu ý khi thả tôm sú giống (Phần 2)
Tác giả: Nguyễn Nhung
Ngày đăng: 15/05/2018

4/ Màu nước, độ trong

Màu nước và độ trong là hai chỉ tiêu đánh giá tình trạng môi trường sống của tôm nuôi; đồng thời là căn cứ để theo dõi và điều chỉnh chất lượng nước phù hợp  tôm giống khi thả. Nếu độ trong quá cao (> 50 cm), ao nuôi sẽ rất nghèo dinh dưỡng, không đủ lượng thức ăn tự nhiên cho tôm. Hơn nữa, chất lượng nước không ổn định, pH thấp, rong và tảo đáy phát triển mạnh, tôm giống dễ bị sốc và chậm lớn. Nếu độ trong quá thấp do mật độ tảo dày dễ làm cho độ pH trong ao nuôi tăng cao (pH > 9) vào buổi trưa và chiều. Khi thả tôm giống, độ trong của nước thấp do mật độ tảo lớn, chu kỳ nở hoa của tảo trong ao nuôi sẽ xảy ra sau khi phát triển đến đỉnh sau khi nuôi trong thời gian ngắn. Cần có biện phắp khắc phục để giảm mật độ tảo trước khi thả giống. Cùng với độ trong, màu nước là yếu tố vật lý người nuôi cần quan tâm trước khi thả giống. Nên thả giống khi thấy nước có màu xanh nõn chuối hay màu nâu và độ trong 30 - 40 cm.

5/ Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho tôm là 28 - 320C; nhưng chỉ nên thả giống khi nhiệt độ dưới 300C, lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tôm sú là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường sống), chúng không có khả năng ổn định nhiệt độ trong cơ thể; sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt mồi, làm mất cân bằng pH trong máu, thay đổi chức năng điều hoà áp suất thẩm thấu, làm rối loạn hô hấp và quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể của nó, sinh lý bị rối loạn biểu hiện bên ngoài là cong thân, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm im và tăng cường hô hấp, rất dễ nhiễm bệnh, rủi ro sẽ rất lớn.

Khi thả tôm, cần thả cả bao tôm giống xuống ao nuôi 15 - 20 phút khi nhiệt độ trong bao vận chuyển giống bằng với nhiệt độ ngoài môi trường nuôi. Sau đó bắt đầu mở bao tôm giống ra, tạt nước ngoài môi trường vào bao, rồi từ từ thả tôm giống ra ngoài ao nuôi.

6/ Hàm lượng khí độc

Trước khi thả tôm giống cần đo hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Chỉ thả giống khi hàm lượng H2S < 0,01 mg/lít và NH3 < 0,1 mg/lít. Khi hàm lượng khí độc cao quá mức cho phép, dễ gây sốc cho tôm giống, thậm chí có thể gây chết hàng loạt.

7/ Ôxy hòa tan

Hàm lượng ôxy hòa tan ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của tôm nuôi ngay trong 10 ngày đầu. Sau khi thả giống, tôm thường bị yếu hơn do vận chuyển và phải thích nghi môi trường sống mới. Vì vậy, cần chạy máy quạt nước trước khi thả tôm giống khoảng 8 giờ, đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan được bão hòa, và tắt quạt nước trước khi thả tôm 1 giờ mà hàm lượng ôxy hòa tan lúc thả tối thiểu đạt 4 mg/lít.

>> Để có các yếu tố môi trường thích hợp nhất cho tôm sú, cần thả giống đúng mùa vụ, thiết kế, cải tạo và chuẩn bị nước đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt các khâu này, sẽ rất khó cho việc quản lý ao nuôi khi đã thả giống.


Có thể bạn quan tâm

Khắc phục hiện tượng tôm lội Khắc phục hiện tượng tôm lội

Tôm lội là hiện tượng tôm kéo thành đàn, bơi lội xung quanh bờ, tôm kém ăn. Hiện tượng tôm kéo đàn vẫn thường xảy ra trong ao nuôi tôm.

15/05/2018
Nuôi ghép hàu với tôm sú Nuôi ghép hàu với tôm sú

Nhóm nghiên cứu của Khoa Nông Lâm Ngư- Đại học Vinh đã triển khai mô hình nuôi theo hướng này tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An.

15/05/2018
Các yếu tố môi trường cần lưu ý khi thả tôm sú giống (Phần 1) Các yếu tố môi trường cần lưu ý khi thả tôm sú giống (Phần 1)

Việc đảm bảo tỷ lệ sống của tôm giai đoạn mới thả là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất sau này của tôm nuôi

15/05/2018