Giá / Tin thủy sản

Các lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Các lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Tác giả: Thanh Trúc (Skretting Việt Nam)
Ngày đăng: 19/01/2020

Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản cũng được xem là một loại chọn lọc trong quá trình tiến hóa của vi khuẩn. Lạm dụng kháng sinh có thể nhanh chóng làm đẩy nhanh quá trình này, khiến một số vi khuẩn trở nên trơ hơn với các kháng sinh đã tiếp xúc trước đó (cần liều cao hơn trước để đạt hiệu quả như mong đợi) hoặc kháng thuốc (kháng hoàn toàn với loại kháng sinh đã dùng).

Nâng cao sức đề kháng của tôm với sản phẩm của Skretting

Vai trò của kháng sinh

Kháng sinh đã cho thấy những tác dụng đặc biệt đối với các bệnh truyền nhiễm không chỉ trên người mà còn ở cả động vật khác… Vì vậy, chúng ngày càng trở nên quan trọng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dần dần trở thành một công cụ thiết yếu giúp bảo đảm nguồn lương thực cho dân số thế giới ngày một gia tăng.

Phát hiện tình cờ về kháng sinh penicillin của Alexander Fleming vào cuối những năm 1920 là một bước tiến vĩ đại trong nền y học nhân loại (cả người và động vật). Kể từ đó, rất nhiều loại kháng sinh khác đã được phát triển và sử dụng rộng rãi, trong đó có rất nhiều kháng sinh có hoạt tính mạnh được tổng hợp hoặc chiết xuất từ các nguồn tự nhiên. Hiện tại, chỉ còn một số loại kháng sinh được tìm ra trước kia còn hiệu quả, y học thế giới phải liên tục nghiên cứu và phát triển nhiều loại kháng sinh mới, hoặc đưa ra những phác đồ kết hợp nhiều loại kháng sinh để đối phó với các bệnh truyền nhiễm ngày nay. Điều này cho thấy, hệ vi khuẩn gây bệnh ngày càng phát triển, xuất hiện những biến thể với khả năng kháng thuốc, chống lại các loại kháng sinh mà chúng ta đang có.

Tại sao phải thận trọng trong sử dụng?

Ước tính có khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm chết vì nhiễm trùng gây ra bởi các mầm bệnh có khả năng kháng kháng sinh. Vào năm 2050, con số này ước tính sẽ tăng lên đáng kể với hơn 10 triệu người/năm. Đây là thảm họa có thể phòng ngừa được nếu việc sử dụng kháng sinh được kiểm soát chặt chẽ.

Theo Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA), có hai vấn đề chính cần được lưu ý khi sử dụng kháng sinh. Điều quan trọng thứ nhất là sự phát triển của các chủng vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh. Sự đề kháng này dẫn đến việc kháng sinh kém hiệu quả hơn hoặc không còn hiệu quả, điều này dẫn đến việc người nuôi dần chuyển sang sử dụng các loại kháng sinh chỉ dành cho người, từ đó gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng về sau. Vấn đề thứ hai là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Tuy không gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, nhưng đây lại là một chỉ số cho các nhà nhập khẩu thấy được các loại kháng sinh đã được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm. Điều này có thể khiến sản phẩm thực phẩm xuất khẩu của cả một quốc gia bị cấm hoặc phải đối mặt với sự giám sát khắt khe hơn và nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận cuối cùng. 

Khách hàng an tâm sử dụng của Skretting

Ấn Độ hiện đang là nước đối mặt với vấn đề này, các nguồn tin cho hay Trung Quốc đã bắt đầu cấm nhập khẩu tôm nuôi từ Ấn Độ vì dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước này luôn ở mức báo động (truyền thông cá nhân - Yudee Sim, Speedy Assay, Malaysia). Vì vậy, sau nhiều lần bị nhắc nhở bởi các thị trường lớn về vấn đền này, các công ty chế biến cũng như đơn vị thu mua thủy sản nguyên liệu càng tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh trong sản phẩm. 

Kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản 

Ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã có nhiều bước tiến đầy triển vọng trong suốt 50 năm qua, đưa tổng sản lượng thế giới năm 2019 xấp xỉ lượng thủy sản từ đánh bắt, với tổng sản lượng vào khoảng 100 triệu tấn/năm (theo GAA).

Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản cũng được xem là một loại chọn lọc trong quá trình tiến hóa của vi khuẩn; tuy nhiên, việc lạm dụng lại dẫn đến vấn đề một số vi khuẩn trở nên trơ hơn với các kháng sinh đã tiếp xúc trước đó hoặc kháng thuốc. Quần thể với khả năng kháng kháng sinh này là những cá thể hiếm hoi chứa gen kháng thuốc còn sống sót sau khi quần thể cũ bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Đây là lý do tại sao sử dụng kháng sinh đúng với khuyến cáo là vô cùng quan trọng. Liều lượng hợp lý hướng đến tiêu diệt một lượng mầm bệnh nhất định, sau đó để hệ thống miễn dịch của động vật tiếp tục tiêu diệt sạch những gì còn sót lại. Sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ không làm được điều này và dần dần vật nuôi cuối cùng có thể bị nhiễm các chủng kháng lại hầu hết các loại kháng sinh có sẵn trên thị trường.

Biện pháp hạn chế sử dụng kháng sinh

Nâng cao sức khỏe vật nuôi, bảo đảm an toàn sinh học, duy trì môi trường nuôi ổn định… là những biện pháp phòng ngừa sự tấn công của mầm bệnh, hạn chế sử dụng kháng sinh. Hiểu được điều này, Skretting đã bổ sung các hợp chất đặc biệt hỗ trợ tiêu hóa, kích thích miễn dịch vào toàn bộ các sản phẩm thức ăn chất lượng cao của mình, giúp tăng sức đề kháng của vật nuôi suốt mùa vụ. Đồng thời, thức ăn khi được tôm/cá chuyển hóa hiệu quả sẽ góp phần làm giảm lượng chất thải, từ đó góp phần duy trì chất lượng nước ao nuôi. Nâng cao an toàn sinh học là mục tiêu hàng đầu mà Skretting luôn hướng đến. Vì vậy, tất cả các sản phẩm của Skretting như Vitalis 2.5, PL (thức ăn công thức thay thế thức ăn tươi sống cho trại giống), Xpand, Mega, Gamma, Sapphire, Tomboy (cho trại nuôi thương phẩm), Lorica (cho thời điểm bất lợi) đều có những công dụng đặc biệt xoay quanh mục tiêu này.

Ngoài ra, kết cấu của viên thức ăn trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về môi trường, vì vậy, Skretting đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện sản phẩm của mình giúp viên thức ăn bền trong nước, nhưng vẫn rất mềm, dễ tiêu hóa đối với vật nuôi.

Lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, vì vậy người nuôi cần cân nhắc, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, tham vấn chuyên gia trước khi sử dụng. Đồng thời, nâng cao ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao hướng đến nuôi trồng bền vững, thân thiện với môi trường.  


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát vi khuẩn trong nuôi tôm: Phần 1 Kiểm soát vi khuẩn trong nuôi tôm: Phần 1

Kiểm tra tất cả các yếu tố đầu vào trong giai đoạn trưởng thành và giai đoạn đầu của nuôi cấy ấu trùng là rất quan trọng

19/01/2020
OH-SeMet giúp cá giảm stress OH-SeMet giúp cá giảm stress

Các thử nghiệm gần đây đều chứng minh khi bổ sung Se hữu cơ hydroxy-selenomethionine (OH-SeMet) vào thức ăn của cá sẽ làm tăng hàm lượng Se trong mô

19/01/2020
Làm giàu từ nuôi cá lồng trên hồ Na Hang tại Tuyên Quang Làm giàu từ nuôi cá lồng trên hồ Na Hang tại Tuyên Quang

Đó là câu chuyện lập nghiệp của Vy Ngọc Anh (quê Hạ Hòa - Phú Thọ) được chúng tôi ghi lại khi vãn cảnh hồ Na Hang.

19/01/2020