Các Hợp Tác Xã Tập Trung Khai Thác Nghêu Giống, Nghêu Thịt
Mùa nghêu năm 2013 lại diễn ra trong tình trạng nghêu chết ở một vài hợp tác xã (HTX) nhưng tỷ lệ thiệt hại không đáng kể, chỉ có HTX Đồng Tâm ở Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) bị thiệt hại khoảng 50%, còn lại đều hoạt động hiệu quả.
Theo ông Trần Văn Kiển -Chủ nhiệm HTX thủy sản Đồng Tâm, năm 2013 đơn vị gặp nhiều khó khăn như thời tiết biến đổi bất thường, nắng nóng gay gắt làm cho môi trường sống của nghêu biến động, đặc biệt là nghêu chết đột biến từ đầu năm, khu vực Lô I chết trên 50%. Địa hình bãi nghêu thay đổi nghiêm trọng do hiện tượng bồi lắng làm diện tích giảm gần 40%. Nghêu chậm phát triển, lớn không đều.
Tuy nhiên, lượng nghêu hiện có cũng khá lớn, Lô I có sản lượng khoảng 150 tấn; Lô II, sản lượng khoảng 100 tấn; Lô III, sản lượng khoảng 230 tấn. HTX thủy sản Rạng Đông (Thới Thuận - Bình Đại), mặc dù có bị ảnh hưởng thời tiết nhưng lượng nghêu chết không nhiều, chỉ 5%. 6 tháng qua, HTX đã thay đổi phương thức hoạt động từ khâu quản lý đến khai thác nên doanh thu ngày càng tăng cao.
Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm HTX cho biết, tổng lượng khai thác 850.537kg, tổng doanh thu 19,675 tỷ đồng, đạt 47,99% kế hoạch. Hiện HTX phấn đấu quản lý khai thác đạt tổng sản lượng cuối năm 600 tấn, doanh thu 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, việc thu phí đánh giá thường niên tái chứng nhận MSC gặp khó khăn vì HTX chủ yếu khai thác bán nghêu giống để nuôi, lượng nghêu thương phẩm khai thác rất ít, chỉ bán được 29.759kg với số tiền 2,975 tỷ đồng. HTX thủy sản Bảo Thuận (Ba Tri) có tỷ lệ nghêu chết không đáng kể, chỉ khoảng 5%.
HTX đã tổ chức khai thác nghêu thịt sản lượng 62.858kg với số tiền 1,98 tỷ đồng, đạt 66,13% kế hoạch, vượt 147% so cùng kỳụ. Qua đó, đã giải quyết được 1.975 lao động có việc làm với số tiền chi trả 296 triệu đồng. Dự kiến 6 tháng cuối năm sẽ tập trung khai thác 50 tấn nghêu thịt, mua 300 triệu đồng sò giống thả nuôi khu vực HTX, cải tạo ao ương nghêu giống chuẩn bị cho mùa sinh trưởng giống nghêu mới. HTX thủy sản Tân Thủy (Ba Tri) đã tổ chức khai thác sản lượng 352.435kg, thành tiền 9,76 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch. Đã tổ chức ăn chia cho xã viên bình quân mỗi nhân khẩu nhận được 1,7 triệu đồng.
Tạo việc làm cho hơn 10.000 lượt lao động, với tổng số tiền là 1,59 tỷ đồng, bình quân mỗi ngày xã viên thu nhập được 150.000đ. Nộp ngân sách xã 846 triệu đồng. HTX thủy sản An Thủy (Ba Tri), sản lượng khai thác 151.114kg, đạt 50,3% kế hoạch, doanh thu bán nghêu 3.589.770.000đ, đạt 47,8% kế hoạch, đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động với tổng số tiền trên 800 triệu đồng, bình quân mỗi lao động nhận được 921 triệu đồng.
Để giải quyết khó khăn cho xã viên, HTX đã tạm thời trích số tiền 1,217 tỷ đồng chia cho xã viên. Qua khảo sát, trữ lượng nghêu còn khá lớn, dự kiến sẽ thu hoạch vào cuối năm khoảng 180 tấn các loại. Các HTX ở Thạnh Phú 6 tháng qua đã củng cố hoạt động, bước đầu đạt kết quả khả quan. HTX thủy sản Bình Minh ở Thạnh Hải từng bước củng cố lại bộ máy tổ chức, đầu tư sửa chữa các phương tiện, tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nghêu. Qua đó, đã tổ chức khai thác 68.566kg, doanh thu 1,385 tỷ đồng.
HTX thủy sản Thạnh Phong đầu năm do không có nghêu con sinh sản trên bãi, thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dài làm nghêu nuôi hao hụt 3%. 6 tháng qua, HTX đã khai thác được 10.537kg. Tuy nhiên, tình hình nuôi nghêu gặp khó khăn do quí I đã xảy ra nghêu chết cục bộ tại các HTX với tổng diện tích khoảng 290ha, sản lượng thiệt hại khoảng 195 tấn. Hiện nay, tình hình nuôi nghêu sò phát triển bình thường, các HTX đang tập trung khai thác chủ yếu nghêu giống, nghêu trung.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, diện mạo xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã hoàn toàn thay đổi. Đổi thay đó có sự góp sức không nhỏ của Hội ND xã mà người đứng đầu là anh Đỗ Văn Thinh…
Vài năm gần đây nhiều nông dân xã Phú An (Cai Lậy) thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.
Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.