Cá Voi Chết Hàng Loạt Trên Bờ Biển New Zealand

Hơn 60 con cá voi hoa tiêu đã chết trong vụ mắc cạn lớn tại một bãi biển hẻo lánh ở New Zealand.
Các khách du lịch hồi đầu tuần này đã phát hiện 61 con cá voi bị mắc cạn tại bãi biển Farewell Spit ở Đảo Nam, Bộ Bảo tồn (DOC) của New Zealand cho hay.
John Mason, một nhà quản lý địa phương của DOC, cho biết phần lớn số cá voi đã chết khi được phát hiện, và những hi vọng rằng những con sống sót có thể bơi ra biển trở lại lúc thuỷ triều lên hôm qua đã tan biến khi chúng lại bơi vào bờ.
Theo ông Mason, 18 con cá voi vẫn sống cho đến sáng nay, nhưng các nhân viên của DOC đã quyết định cho chúng chết một cách không đau đớn, hơn là kéo dài sự chịu đựng của chúng.
“Đó là phương án cuối cùng và chúng tôi không muốn làm vậy chút nào”, ông Mason nói.
Cá voi hoa tiêu, dài tới 6m, là loài cá voi phổ biến nhất trong vùng biển New Zealand. Các vụ kẹt lớn liên quan tới loài cá này thường xảy ra khoảng 2 lần mỗi năm.
Các nhà khoa học vẫn được giải thích được nguyên nhân khiến cá voi mắc cạn tập thể. Tuy nhiên, họ phỏng đoán rằng hiện tượng mắc cạn xảy ra khi khả năng định vị của chúng bị nhiễu trong vùng nước nông, hoặc khi một thành viên của đàn cá bị ốm lao vào bờ và những con khác đi theo.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.