Giá / Tin nông nghiệp

Cà phê rụng lá, khô cành vì phân bón dỏm

Cà phê rụng lá, khô cành vì phân bón dỏm
Tác giả: Khắc Lịch
Ngày đăng: 06/01/2016

Chưa yên tâm với sản phẩm mới nên, bà Hương đã mua 3 tấn về dùng thử.

Một tháng sau, diện tích cà phê mà bà Hương đã bón loại phân mới này không những không phát triển mà còn bị còi cọc, có dấu hiệu bị rụng lá, khô cành.

Để cứu cây, bà Hương đành phải thuê người đào hốt lớp phân cũ, mua phân khác về bón.

“Tưởng giảm được chút chi phí nào ngờ phải mất tiền phân 2 lần”- bà Hương ấm ức nói.

Cũng là nạn nhân của phân bón kém chất lượng nhưng trường hợp anh Phạm Văn Thủy (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) thì khốn đốn hơn nhiều.

Năm 2013, anh Thủy mua gần 30 tấn phân bón của một công ty có trụ sở tại Bình Dương.

Sau khi đã bón được một ít, phát hiện phân bón kém chất lượng, anh Thủy mang số phân bón còn lại đi đổi nhưng không được.

Bức xúc, anh Thủy làm đơn khởi kiện nhưng sau đó thấy thủ tục quá rườm rà nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Anh Thủy kể: “Tôi đã lấy mẫu gửi xuống một trung tâm ở TP.Hồ Chí Minh phân tích thì phát hiện không ít thành phần chưa tới 10% so với mức công bố ở bao bì.

Khi tòa thụ lý đơn thì họ chối đây không phải phân của họ sản xuất mà nói họ bị làm giả.

Và tòa cũng không công nhận kết quả giám định mà tôi cung cấp với lý do mẫu gửi phân tích không phải do cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện...”.

Theo thống kê, hiện mỗi năm Lâm Đồng cần 3 triệu tấn phân bón các loại để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong 5 tháng gần đây, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra 105 vụ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn, phát hiện 46 vụ vi phạm, xử phạt hành chính trên 2 tỷ đồng.

Trong đó có 13 vụ sản xuất phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép so với tiêu chuẩn công bố áp dụng, 2 vụ sản xuất phân bón giả, 31 vụ vi phạm về nhãn mác, môi trường.

Tịch thu gần 14 tấn phân bón giả, tạm giữ 5,5 tấn phân bón chờ xử lý.

Ông Nguyễn Kiến Thiết - Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường Lâm Đồng cho biết, công tác phát hiện và xử lý phân bón giả, phân kém chất lượng còn gặp nhiều khó khăn trong việc liên hệ và phối hợp giữa các doanh nghiệp, hiệp hội về cung cấp thông tin, hỗ trợ phát hiện trong kiểm tra, xử lý.

Chi phí giám định cao, thời gian dài nên ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình kiểm tra, xử lý phân bón giả, phân kém chất lượng.

Nhiều đối tượng vi phạm ở ngoài địa bàn tỉnh Lâm đồng nên vấn đề thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn chậm và gặp nhiều khó khăn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá thát lát cườm - ao nhỏ cho lãi lớn Nuôi cá thát lát cườm - ao nhỏ cho lãi lớn

Vài năm gần đây, khi vào mùa nước nổi, không ít nông dân xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích ao hầm cạnh nhà để nuôi cá thát lát cườm cho thu nhập cao.

06/01/2016
98% rau củ tươi trồng ở Hà Nội an toàn 98% rau củ tươi trồng ở Hà Nội an toàn

Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn Hà Nội, trong 65% rau được trồng ở thủ đô phục vụ cho người dân thì có 95-98% là rau an toàn.

06/01/2016
Vua chuối tiết lộ bí quyết cho chuối ăn đậu tương Vua chuối tiết lộ bí quyết cho chuối ăn đậu tương

Tính ra 1kg phân vô cơ có giá 15.000 đồng, khi bón cây chỉ hấp thụ được 60%, còn lại là bị rửa trôi, dẫn đến đất bị bạc màu, trong khi 1kg đậu tương cũng chỉ 15.000 đồng, chuối “ăn” đậu tương vừa giữ được màu lá, quả to, căng đều và đặc biệt có màu rất sáng, ăn ngon và tăng chất đất cho vụ sau.

06/01/2016