Cà Mau xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế
Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Cà Mau xây dựng phát triển nuôi tôm sinh thái đạt các chứng nhận quốc tế; trong đó, diện tích tôm – rừng đạt hơn 30.000 ha, tôm – lúa đạt diện tích từ 3.000 ha trở lên.
Thế mạnh của Cà Mau là nuôi tôm sinh thái với mặt hàng chủ lực là tôm – rừng và tôm – lúa. Do đó, tỉnh tập trung phát triển mạnh mẽ mô hình nuôi tôm sinh thái, bởi với hình thức nuôi này thì con tôm đạt chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính rất ưa chuộng tôm sinh thái của Cà Mau.
Cà Mau được mệnh danh là ‘‘thủ phủ tôm’’ của cả nước. Xác định rõ đây là tiềm năng, lợi thế lớn của địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã tập trung phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững để nâng cao hiệu quả ngành tôm của tỉnh.
Theo đó, đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi; gia tăng diện tích, sản lượng, nâng cao giá trị sản phẩm tôm Cà Mau. Đặc biệt là nhân rộng các mô hình nuôi đạt năng suất cao theo quy trình, kỹ thuật nuôi 2 giai đoạn và 3 giai đoạn; chú trọng phát triển các mô hình nuôi tôm đạt các chứng nhận của quốc tế như: GlobalGAP, Naturland, BAP, EU, ASC, Selva Shrimp, VietGAP…
Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết, Cà Mau là tỉnh trọng điểm về nuôi tôm với diện tích khoảng 280.000 ha, sản lượng tôm đạt trên 220.000 tấn/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hàng năm đạt trên 1 tỷ USD.
Tiếp tục phát huy tốt thế mạnh này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành hàng tôm; trong đó, tăng cường xây dựng các vùng nuôi đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế; cải tiến quy trình nuôi tôm thâm canh, phát triển mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao, nuôi sinh thái để nâng cao giá trị tôm Cà Mau.
Thời gian qua, tỉnh đã tập trung phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được cấp các chứng nhận như: GlobalGAP, Naturland, BAP, EU và gần đây có ASC, Selva Shrimp, VietGAP.
Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, tỉnh Cà Mau còn quan tâm đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, khuyến khích các mô hình nuôi thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động các biện pháp ứng phó với tình hình thời tiết, dịch bệnh trên thủy sản.
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường quản lý về chất lượng con giống, gia tăng về quy mô sản xuất con giống tập trung, hình thành các hợp tác xã để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản xuất tôm giống phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh luôn cho năng suất cao phục vụ xuất khẩu của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN
Năm 2023, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 636.000 tấn bằng 99,4% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng tôm ước đạt 243.000 tấn, bằng 100% kế hoạch, tăng 6,7% so cùng kỳ. Sản lượng chế biến tôm ước đạt 200.000 tấn, đạt kế hoạch, tăng 15,2 % so cùng kỳ năm trước.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Có thể bạn quan tâm
Là xứ sở có nền ẩm thực nổi tiếng thế giới, Nhật Bản từng chuộng tôm Ấn Độ, tôm Ecuador nhưng những tháng đầu năm, xứ sở anh đào đã chuyển hướng sang nhập khẩu.
Ðể ứng phó với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và hạn mặn, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cái Nước có cách làm sáng tạo.
Theo “Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, tỉnh Bạc Liêu sẽ xây dựng trung tâm công nghiệp tôm quốc gia.