Cà Mau: Sơ Kết Thực Hiện Quyết Định 119 Và 06 Của UBND Tỉnh Về Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp

Theo chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp của tỉnh: Đến hết năm 2013, diện tích nuôi tôm công nghiệp phải đạt 7.500 ha và đến năm 2015 đạt 12.000 ha. Tuy nhiên, tính đến nay diện tích này mới chỉ đạt hơn 5.400 ha.
Về quy hoạch cụm nuôi tôm công nghiệp, toàn tỉnh hiện chỉ có thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi thực hiện được 3 cụm với 1.990 ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đến nay các cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa đi vào hoạt động, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp trong thời gian qua.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, trong quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp vẫn còn những khó khăn nhất định đó là giá tôm nguyên liệu không ổn định; dịch bệnh trên tôm liên tiếp xảy ra cũng như các yếu tố bất lợi về thời tiết là một trong những nguyên nhân làm cho bà con nông dân chưa mạnh dạn đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp.
Hội nghị cũng đã dành phần lớn thời gian để các huyện, thành phố trong tỉnh trình bày tham luận phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp thời gian qua, nhất là năm 2013 tình hình nuôi tôm công nghiệp đang có xu hướng chậm lại. Trên cơ sở đó, nhằm tìm hướng đi đúng đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.

Vụ mùa năm nay người dân ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị thất thu do mít nghệ mất mùa. Trong thời kỳ ra hoa đậu quả, mít phát triển bình thường, nhưng gần đến khi thu hoạch thì thối trái và rụng hàng loạt.

Từ cuối năm 2012 đến nay, lượng đường tồn kho trong nước luôn ở mức cao kỷ lục (khoảng 500 nghìn tấn). Mặc dù các cơ quan chức năng đã dồn sức tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường nhưng vẫn chưa thật sự có hiệu quả. Ðể giải bài toán khó này, cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ các ngành, các cấp.