Cà Mau: Làm giàu từ chồn hương
Mô hình nuôi chồn hương đang chứng minh được hiệu quả khi mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho hộ dân.
Trong ảnh: Nuôi chồn thuận lợi để phát triển kinh tế
Đầu tiên phải kể đến là mô hình của hộ ông Trương Minh Thuấn ở ấp Tân Hiệp (xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi). Năm 2014, ông Thuấn đầu tư nuôi nhiều động vật hoang dã, sau đó ông nhận ra chồn hương đầu ra ổn định, có thời điểm cung không đủ cầu, giá luôn tăng nên mang lại lợi nhuận khá. Do vậy, ông đầu tư mua 9 con chồn giống với giá 3,5 triệu đồng/con. Sau 1 năm, chồn đạt trọng lượng 4 kg/con. Ông thu lãi lứa đầu 30 triệu đồng.
Với kinh nghiệm nuôi được tích lũy, ông Thuấn đầu tư nuôi tiếp. Hiện chuồng nuôi của gia đình ông luôn duy trì được 20 con chồn thịt, trọng lượng 4 - 5 kg/con. Ngoài ra, ông nuôi 20 cặp chồn bố mẹ. Với tốc độ sinh sản nhanh, 1 con chồn mẹ có thể sinh 4 - 5 chồn con/năm, nuôi khoảng 3 tháng có thể xuất bán, mỗi năm riêng tiền bán giống đã mang về cho ông hơn 100 triệu đồng.
Ông Thuấn cho biết, nuôi chồn khá đơn giản vì loài này thích hợp với nuôi nhốt, thuận lợi để phát triển kinh tế. Thức ăn của chồn hương đa dạng, có thể là cơm, trái cây, cá thịt. Mỗi ngày chỉ cần cho chồn ăn vào buổi tối, chi phí trung bình khoảng 1.000 đồng/con/ngày.
Với những ưu điểm như vậy nên hiện nay nhiều người dân tại địa phương đang học hỏi kinh nghiệm để phát triển nghề nuôi chồn. Cùng đó, Hội Nông dân xã cũng tích cực hỗ trợ vốn cho các hộ nuôi nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Trên bờ vuông người dân còn trồng thêm cây so đũa và các loại cây khác, nguồn thức ăn cho con dê rất dồi dào, không tốn chi phí.
Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp đỡ người dân, năm 2013 Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình làm đầu mối hỗ trợ bà con
Công nghệ laser không mới, nhưng sử dụng trong trại gia cầm nhằm phòng tránh dịch cúm lại là một ý tưởng mới và sáng tạo.