Giá / Mô hình kinh tế

Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía

Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía
Tác giả: 
Ngày đăng: 22/02/2012

Chợ Mai Động là chợ trong nội thành Hà Nội. Bất chấp quy định nghiêm cấm giết mổ gia cầm trong nội đô đã có hiệu lực từ giữa năm 2006, vì lợi ích kinh tế, các tiểu thương ở chợ này vẫn sẵn sàng giết mổ gà ngay tại chợ để phục vụ người mua.

Có cầu thì ắt có cung, chính thói quen tiện đâu mua đấy của một bộ phận người tiêu dùng đã tiếp tay cho các tiểu thương và gián tiếp làm bùng phát dịch cúm gia cầm.
Chị Lê Thị Thúy Hằng ở trên đường Kim Ngưu, gần chợ Mai Động nên chị thường xuyên vào chợ mua thực phẩm. Hôm nay, chị ghé vào một tiệm bán gà và có nhu cầu giết mổ gia cầm ngay tại chợ. Chị cho biết:“ Mình thì mình sống ở đây lâu rồi, ăn gà ở đây nhiều rồi thấy cũng chẳng sao, mình ngại vào siêu thị lắm, tiện ở đây thì mua luôn.”
Trước hiện tượng người dân có thói quen mua và giết mổ gà ngay tại các chợ nhỏ lẻ, bà Nguyễn Thị Hiền, PGĐ Công ty giết mổ gia súc, gia cầm Minh Hiền, Hà Nội cho biết: “ Người Việt Nam mình có thói quen tiện đâu mua đấy, ra ngay ngõ ngách nào đó là có thể mua được thịt, bất chấp có kiểm dịch hay không kiểm dịch. Nếu như người tiêu dùng mua trong các hệ thống siêu thị thì giá niêm yết rất rõ ràng nhưng họ nghĩ rằng đắt hơn. Tuy nhiên, thực chất thì giá ở 2 nơi là như nhau, không hề đắt hơn.”
Bên cạnh ý thức của người tiêu dùng thì năng lực của các cơ quan chuyên môn cũng là nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm dễ phát sinh.
Chốt kiểm dịch Ngọc Hồi là một chốt rất quan trọng trong việc kiểm soát gia súc, gia cầm ra vào từ cửa ngõ phía Nam của thành phố. Thế nhưng những cán bộ kiểm dịch ở đây không được trang bị bất cứ một phương tiện kĩ thuật gì để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ. Vì thế, khả năng phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm rất hạn chế cũng là điều dễ hiểu.
Ông Nguyễn Hoài Phi, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch Ngọc Hồi, Thường Tín, Hà Nội cho biết:“ Từ đầu mùa dịch đến nay, chúng tôi đã tiến hành xử lý hành chính 2 trường hợp vi phạm. Việc phát hiện xe chở động vật không rõ nguồn gốc hoàn toàn dựa vào mắt thường và kinh nghiệm. Vì vậy, đây là điều rất khó khăn đối với chúng tôi. Các xe chở gà bây giờ nó bịt kín hết, hai bên thành cũng kín nên rất khó phát hiện.”
Bên cạnh việc thiếu phương tiện kỹ thuật thì ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch cũng là điều cần bàn.
Ông Cấn Xuân Bình, Chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội cho biết: “Phải thừa nhận là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Hà Nội có lúc, có nơi còn lơ là và thiếu kiểm soát. Bằng chứng là trong các quận nội thành vẫn còn các điểm buôn bán, giết mổ gia cầm sống nhỏ lẻ. Để phòng chống dịch và sự lây nhiễm cho người, thời gian tới thành phố sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạ,. Tuy nhiên chắc chắn là sẽ có nhiều khó khăn.”
Theo thống kê, 10 năm trở lại đây, không năm nào nước ta không phải đối mặt với dịch cúm gia cầm. Trong khi quy trình chăn nuôi an toàn sinh học nhằm loại trừ dịch bệnh vẫn còn là khái niệm rất mới mẻ với đa số người chăn nuôi thì tại thời điểm này, ý thức của người chăn nuôi, người tiêu dùng và cả sự vào cuộc quyết liệt hơn của ngành chức năng mới chính là những điều kiện tiên quyết để ngăn chặn, không làm phát sinh dịch cúm gia cầm trên diện rộng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Trong Nhà Kính Ở Bạc Liêu Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Trong Nhà Kính Ở Bạc Liêu

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.

22/02/2012
Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Xã Gia Thịnh (Ninh Bình) Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Xã Gia Thịnh (Ninh Bình)

Được thuê đất với diện tích gần 2.000 m2, ông Nguyễn Công Nguyên (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng chuồng trại, quy hoạch nuôi các con nuôi đặc sản: Lợn rừng, lợn Mường, baba, gà thuốc, gà Lương Phượng, gà Hoàng Gia, chim bồ câu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

22/02/2012
Diện Tích Trồng Đậu Nành Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Diện Tích Trồng Đậu Nành Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.

22/02/2012