Giá / Tin nông nghiệp

Bón phân Văn Điển nâng chất lượng mủ cao su

Bón phân Văn Điển nâng chất lượng mủ cao su
Tác giả: Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự
Ngày đăng: 25/07/2016

Nhu cầu dinh dưỡng lớn

Sử dụng phân bón Văn Điển cùng một lần bón cung cấp đầy đủ thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng mà cây cao su cần. 

Cao su là cây ưa đất có tầng dầy trên 2m dễ thấm nước, thoát nước, có độ PH từ 4,5 -5,5, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000mm. Ở thời kỳ kinh doanh, bên cạnh việc cho thu hoạch mủ, cây vẫn sinh trưởng phát triển thân cành tán lá và thay lá, đặc biệt từ năm thứ 9  đến năm thứ 12. Tổng lượng cao su khô từ năm thứ 12 đến năm thứ 23 đạt cao nhất có thể đến 3 tấn ha/năm.

Để tạo ra mủ và duy trì tăng trưởng, cây cao su có nhu cầu dinh dưỡng lớn được lấy từ đất và bổ sung qua con đường phân bón, các yếu tố dinh dưỡng mà cây cần gồm các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K) theo tỷ lệ (1-0,8 -2). Từ năm thứ 7 đến năm thứ 22 có thể thay đổi tỷ lệ tùy theo từng loại đất. Bên cạnh các chất đa lượng cao su còn cần các chất trung lượng là magie (Mg), canxi (Ca) theo tỷ lệ khoảng 0,5 -1, ở một số vùng đất thiếu magan (Mn) có thể khắc phục bằng việc bổ sung phân bón chứa mangan.

Thực tiễn mấy năm gần đây giá mủ cao su giảm sút nên việc đầu tư phân bón cũng giảm theo. Nhiều vườn trồng cao su chỉ duy trì dinh dưỡng ở mức thấp, nhiều nơi dùng các loại phân đơn, nghiêng về phân đạm hoặc dùng những loại phân NPK thông thường thiếu cơ bản những chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng.

Điều này làm cho cây cao su sinh trưởng phát triển kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh mủ cũng như tuổi thọ của cây. Tuy nhiên nhiều nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ sử dụng phân bón Văn Điển thì cao su phát triển tốt, cây khỏe, lá xanh sáng, vỏ thân nhẵn, ít mắt cua sần sùi, nhanh lành sẹo khi khai thác mủ, năng suất và chất lượng vượt trội.

Hiệu quả từ bón phân Văn Điển

Loại phân bón phân Văn Điển được sử dụng cho cây cao su gồm: Lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: Lân dễ tiêu 16%, chất vôi 30%, chất magie 15%, chất silic 24% và các chất vi lượng. Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển loại ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: Đạm 12%, lân dễ tiêu  8%, kali dễ tiêu 12%, vôi  15%, magie 8%, silic  13%, lưu huỳnh 3% và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, magan. Tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây cao su lên đến 71%.

Với cao su thời kỳ kinh doanh được khuyến cáo bón phân Văn Điển hai lần trong năm. Lần thứ nhất bón vào đầu mùa mưa với lượng bón 270 - 350kg lân Văn Điển cộng thêm 350 - 400kg ĐYT NPK 12.8.12. Lần thứ hai bón vào cuối mùa mưa từ 300 - 350kg ĐYT NPK 12.8.12. Phân bón được rải giữa hai hàng cao su theo băng rộng, cày lật đất phủ kín phân; các vườn cao su có trên 15 năm tuổi thì bón tăng lượng từ 10 -15%. Những chân đất kém màu mỡ (hạng 3, 4) thì bón tăng lượng khoảng 10% nữa.

Phân bón Văn Điển bên cạnh việc cân đối tỷ lệ NPK còn đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, đặc biệt yếu tố canxi chiếm đến 35% giúp cho việc cải tạo đất nâng độ PH thích hợp cho cây phát triển; chất magie chiếm 8- 15% giúp cho cây nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo mủ, các chất silic làm tơi xốp đất cùng các chất vi lượng giúp cho nâng cao chất lượng của mủ cao su.


Có thể bạn quan tâm

Thơm thảo chuối lùn Liên Khê Thơm thảo chuối lùn Liên Khê

Những người sành ăn thường chọn chuối Liên Khê vì quả căng, mã sáng, đặc biệt có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng.

25/07/2016
Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo

Năm 2016 ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Lục Yên tiếp tục được tỉnh giao làm chủ đầu tư xây dựng 3 công trình hạ tầng thuộc hợp phần hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế...

25/07/2016
Tăng cung cấp thông tin và phản ánh trăn trở của nông dân Tăng cung cấp thông tin và phản ánh trăn trở của nông dân

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn đánh giá cao đóng góp, vai trò quan trọng của báo chí đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông cũng cho rằng, Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ nông dân tiếp cận với thông tin.

25/07/2016