Bón Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Cây Sắn
Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn (khoai mì), ngoài biện pháp giống thì phân bón - đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất.
Các nghiên cứu về phân bón cho thấy để đạt năng suất 40 tấn củ tươi/ha cây sắn lấy đi từ đất: 265kg N, 110kg P2O5, 170kg K2O, 165kg CaO, 61kg MgO, 26kgS, 820gr Zn, 900g Fe, 1.700g Mn và 270g Bo nguyên chất. Như vậy cây sắn cần nhiều đạm, kali và lân. Đặc biệt cây sắn cần canxi tương đương kali, magiê, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng thiết yếu như kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe) và Bo (B).
Với đặc điểm thổ nhưỡng của đất trồng sắn hiện nay hầu hết bị rửa trôi mạnh, độ pH từ 3,5 - 4,5, nghèo canxi, magiê cũng như các chất vi lượng. Trong khi đó cây sắn lại thích hợp với độ pH từ 6-7 và các chất dinh dưỡng canxi, magiê với tỷ lệ cao, đồng thời đầy đủ các chất vi lượng lưu huỳnh, kẽm, mangan, sắt, bo. Thiếu hụt các yếu tố này, năng suất sắn thấp, tinh bột giảm.
Khảo sát nhiều vùng trồng sắn cho thấy hầu hết bà con chưa quan tâm đến độ pH của đất, chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng theo nhu cầu của cây sắn. Nguyên nhân chủ yếu do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức sử dụng phân bón và không nắm vững đặc điểm sinh lý của cây, mà chỉ theo kinh nghiệm, thói quen.
Nông dân nghĩ rằng cây sắn “dễ tính” nên chỉ cần bón đạm hoặc bón NPK thông thường là xong, hoặc bón nhiều loại phân chua làm cho đất càng chua không thích hợp với cây sắn. Vì thế sắn phát triển không cân đối thường tốt cây, cây rớt, dễ đổ ngã, khả năng chống sâu bệnh kém, ít củ, năng suất hạn chế, hiệu quả sử dụng phân bón chưa cao.
Nắm bắt nhu cầu thiết yếu này, Công ty Phân lân Văn Điển đã cùng các nhà nông học cho ra đời sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây sắn ngoài chất đạm (N) chất lân (P2O5) chất kali (K2O) với tỷ lệ cân đối còn có chất can xi, magiê vừa khử chua vừa cung cấp dinh dưỡng cho sắn.
Chất can xi, magiê, lưu huỳnh và các chất vi lượng kẽm (Zn), sắt (Fe), mangan (Mn) và Bo (B) dưới dạng vô định hình tan hết trong môi trường axit do rễ cây tiết ra, không bị rửa trôi, bổ sung cho những thành phần dinh dưỡng mà cây trồng và đất đang thiếu. Đây là tính khác biệt hơn hẳn của phân bón Văn Điển so với các loại phân bón khác.
Sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển được khuyến cáo chuyên dùng cho cây sắn gồm 2 loại:
- Bón lót phân ĐYT NPK 5.10.6 Văn Điển chuyên dùng cho sắn có (N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 6%; CaO = 14%; MgO = 8%; S= 2%; SiO2 = 11%) và các chất vi lượng Zn, Fe, Mn, B. Tổng dinh dưỡng trên 60%.
- Bón thúc phân ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển chuyên dùng cho sắn có (N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 15%; MgO = 8%; S= 3%; SiO2 = 12%) và các chất vi lượng Zn, Fe, Mn, B. Tổng dinh dưỡng trên 74%.
Với 2 loại phân này lượng bón như sau:
Bón lót: 250 - 350kg NPK 5.10.6 Văn Điển kết hợp với 10-15 tấn phân hữu cơ hoai mục cho 1 ha. Cách bón: Rải phân NPK Văn Điển cùng phân hữu cơ theo hốc, phủ đất kín phân trước khi đặt hom.
Bón thúc: Sau mọc mầm 65 - 70 ngày bón 300 - 400kg/ha NPK Văn Điển loại NPK 12.8.12. Bón xa gốc 10 - 15cm kết hợp làm cỏ vun gốc phủ đất kín phân.
Bón phân ĐYT NPK Văn Điển cây sắn có bộ lá xanh sáng, lá dày, thân mập, vỏ thân bóng, cây khoẻ chống đổ ngã tốt. Hình thành củ sớm, củ lớn nhanh, độ lớn các củ đồng đều, năng suất cao, hàm lượng tinh bột cao. Đó là do phân Văn Điển có tính kiềm đã nâng độ pH của đất lên mức pH = 6- 7 thích hợp với môi trường sinh trưởng của cây sắn, đồng thời cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, sắt, bo…
Lân Văn Điển trong phân NPK Văn Điển không tan trong nước nên khi bón vào đất không bị sắt, nhôm cố định và cung cấp lân từ đầu vụ đến cuối vụ làm cho cây sắn tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt, giảm công bón phân, đồng thời nâng cao độ màu mỡ của đất. Phân bón Văn Điển không gây độc hại và ô nhiễm cho môi trường.
Khi mua phân bón, bà con xin đọc kỹ thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì!
Có thể bạn quan tâm
"Năm nay, khả năng cho trái của cây măng cụt chỉ đạt khoảng 25%, thậm chí có cây chẳng có trái nào. Không những năng suất không đạt mà giá cả cũng rớt. Năm trước, vào vụ, giá măng cụt dao động từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg, còn năm nay, chỉ từ 27 đến 30 ngàn đồng/kg. Cứ đà này, nhà vườn sẽ đốn măng cụt trồng lại chôm chôm thôi…” - anh Lê Văn Vũ - ở ấp An Thạnh, xã Long Thới (Chợ Lách - Bến Tre) tâm sự.
21 giờ đêm ngày 15/5, chiếc chuyên cơ MH 6204 của hãng hàng không MasKargo (Malaysia) hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, chở theo 300 con bò sữa, bò tơ từ Úc để bổ sung vào nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước.
Những năm qua, kinh tế thủy sản Cà Mau có bước tiến đáng phấn khởi, bước đầu đã thoát khỏi tập quán sản xuất lạc hậu. Tuy nhiên, để tăng tốc hơn nữa, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD vào năm 2015