Bố Trí Cơ Cấu Giống Trong Vụ Mùa Hợp Lý
Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) chỉ đạo Sở NN&PTNT các tỉnh, TP phía Bắc tập trung triển khai sản xuất vụ mùa, hè thu 2013.
Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.
Đặc biệt, lưu ý bố trí thời vụ và cơ cấu giống hợp lý để đảm bảo an toàn, tránh được sâu bệnh và những bất thuận của thời tiết, đảm bảo kế hoạch gieo trồng cây vụ đông; Ưu tiên giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn cho trà hè thu ở các tỉnh Bắc Trung bộ và trà mùa sớm ở Đồng bằng sông Hồng. Mỗi địa phương nên cơ cấu 3 - 4 giống lúa chủ lực và 3 - 4 giống lúa bổ sung.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu bán được giá trên thị trường đang thu hút nông dân quay trở lại trồng mới và chăm sóc phục hồi vườn tiêu. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình dịch bệnh trên cây hồ tiêu diễn biến phức tạp gây thiệt hại nhiều cho người trồng tiêu. Việc xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cây hồ tiêu phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của địa phương đang là vấn đề quan tâm của các cấp chính quyền trong vùng có khả năng trồng tiêu và ngành chuyên môn. Là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chất đất nên phát triển các mô hình trồng tiêu sạch có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện tình hình bệnh trên cây tiêu tràn lan.
Hiện thanh long của Việt Nam được xuất khẩu qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá khá tốt, đạt cao nhất trên 90.000 đồng/kí lô gam. Phó giáo sư - tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết như vậy tại hội nghị: “Phổ biến kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị thanh long và nhân rộng đối với sản phẩm trái cây khác”, được tổ chức tại Tiền Giang sáng ngày 17-10.
Chiều 23-10, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út cho biết đã chuyển giao sản xuất thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.