Giá / Tin thủy sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường họp khẩn truy tìm nguyên nhân cá chết

Bộ Tài nguyên và Môi trường họp khẩn truy tìm nguyên nhân cá chết
Tác giả: Phạm Hương
Ngày đăng: 21/04/2016

Trước việc hàng loạt cá chết ở ven biển các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, ngày 20/4, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có cuộc họp khẩn với các đơn vị của Bộ.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hiện tượng cá chết hàng loạt có nhiều lý do, trong đó không loại trừ nguyên nhân môi trường ô nhiễm, nên trách nhiệm của Bộ là phải đẩy nhanh tiến độ làm rõ nguyên nhân.

Người đứng đầu ngành Tài nguyên cũng chỉ đạo Tổng cục Môi trường cùng Tổng cục Biển và hải đảo, các đơn vị liên quan điều tra theo nguyên tắc "tìm kiếm vết dầu loang" và thông tin kịp thời tới người dân.

Ông Nguyễn Thành Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết đã cử cán bộ Cục Kiểm soát tài nguyên bảo vệ môi trường biển hải đảo trực tiếp tìm hiểu sự việc. Tổng cục cũng đã cử đoàn phối hợp với Sở Tài nguyên địa phương để lấy mẫu nước, khảo sát hiện trường.

Theo lãnh đạo Tổng cục, cá chết do nhiều nguồn gây ô nhiễm như vi khuẩn, các yếu tố độc trong nước. Việc xác định nguyên nhân cá chết ở vùng biển rộng lớn không đơn giản nên khi chưa có cơ sở rõ ràng thì chưa thể vội vàng kết luận.

Hiện tượng cá chết lần đầu tiên được ghi nhận ở các lồng bè nuôi trên biển, gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vào đầu tháng tư. Sau đó cá biển tự nhiên, cá nuôi lồng bè và cá hồ ven biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đồng loạt chết. Mỗi ngày, ngư dân xã ven biển thu gom được hàng tấn cá chết, mỗi con trọng lượng từ vài lạng tới 50 kg.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc) qua kiểm tra môi trường nước, tác nhân gây bệnh, kết luận các yếu tố thông thường và khí độc do phân hủy hữu cơ không phải là nguyên nhân khiến cá chết. Nguyên nhân trực tiếp nhiều khả năng là các yếu tố gây độc trong nước, có thể từ nguồn nước thải chưa được xử lý đổ ra sông, biển.

Hiện yếu tố độc này là gì thì chưa được xác định.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình luân canh tôm - lúa thích ứng xâm nhập mặn Mô hình luân canh tôm - lúa thích ứng xâm nhập mặn

Mô hình luân canh tôm - lúa đã xuất hiện từ lâu, nhưng diện tích không ổn định, do nhiều nông dân cố giữ nước lợ để nuôi tôm trong thời điểm nước ngọt, bởi vì lợi nhuận trồng lúa thấp. Tuy nhiên, trải qua quá trình sản xuất lâu dài, mô hình này ngày càng thể hiện nhiều ưu thế phát triển như: Rủi ro dịch bệnh thấp, tạo ra sản phẩm sạch, hiệu quả kinh tế khá cao và ổn định, nhất là khả năng thích ứng cao với những vùng gần biển có điều kiện nước lợ, ngọt đan xen nhau (6 tháng nước lợ, 6 tháng nước ngọt).

21/04/2016
Đeo thẻ cho cá Đeo thẻ cho cá

Thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp, với các mặt hàng tôm, cá tra, hải sản… xuất khẩu trên 100 nước, có những thị trường khó tính như châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Việt Nam hiện trở thành một trong những nước sản xuất, chế biến hàng đầu thế giới.

21/04/2016
Kiến nghị kiểm tra xả thải tại Khu công nghiệp Vũng Áng Kiến nghị kiểm tra xả thải tại Khu công nghiệp Vũng Áng

Rất nhiều người dân Hà Tĩnh khi tiếp xúc với phóng viên NTNN đều cho rằng: Ô nhiễm nguồn nước làm cá chết là do các nhà máy tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh) xả thải gây độc.

21/04/2016