Giá / Tin nông nghiệp

Bình Phước sẽ là thủ phủ ca cao

Bình Phước sẽ là thủ phủ ca cao
Tác giả: Văn Đoàn
Ngày đăng: 19/05/2017

Theo thống kê của Sở NN- PTNT Bình Phước, hiện nay diện tích cây ca cao của tỉnh có hơn 1.000 ha, tập trung ở huyện Bù Đăng, chủ yếu được trồng xen trong các vườn điều, cà phê. 

Vườn cây cao cao xen điều hiệu quả kinh tế cao của ông Nguyễn Văn Bớt, xã Tân Hưng, huyện Đống Phú

Định hướng đến năm 2020, diện tích thâm canh cây ca cao trồng xen trong vườn điều dự kiến đạt từ 20.000 - 30.000 ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho người trồng ca cao ở Bình Phước - vốn là vùng nguyên liệu ca cao lớn của Việt Nam.

Việc nông dân trồng xen cây ca cao trong vườn điều sẽ tiết kiệm được diện tích đất canh tác, vừa tăng thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích vừa góp phần khuyến khích người nông dân giữ lại vùng nguyên liệu cho ngành điều của tỉnh.

Hiện nay, Bình Phước có gần 150.000 ha điều, trong đó khoảng 60.000 ha có đủ nước để nông dân trồng xen cây ca cao và được Bộ NN- PTNT chọn là một trong những vùng trọng điểm để phát triển cây ca cao đến năm 2020.

Theo các chuyên gia, ca cao là loại cây dễ trồng, có thể trồng xen với điều, cà phê,…nên không tốn nhiều đất, cây sinh trưởng và phát triển nhanh, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật chỉ sau 18 tháng có thể cho trái.

Đến nay, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển cây ca cao, trong đó có quy hoạch vùng nguyên liệu ca cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng tầm nhìn 2020 với 20.000- 30.000 ha trồng xen trong vườn điều. Trên thực tế, đã có rất nhiều nông dân đã trồng cao cao xen điều. Trên cơ sở đó đã hình thành một số tổ hợp tác sản xuất ca cao xen điều trên địa bàn toàn tỉnh.

Để thúc đẩy việc trồng xen ca cao trong vườn điều, ngành nông nghiệp Bình Phước đang thực hiện những giải pháp cụ thể như: xây dựng vùng ca cao tập trung năng suất cao theo hướng hữu cơ bền vững; đầu tư hệ thống thủy lợi tại vùng nguyên liệu tập trung; xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật canh tác ca cao tiên tiến; xây dựng hệ thống thu mua và thông tin về giá để nông dân yên tâm sản xuất.

Về việc mở rộng diện tích ca cao, ngày 29/3 vừa qua, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Lê Văn Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban ngành đã có buổi tiếp, làm việc với Tập đoàn LR Group của Israel để bàn về vấn đề hợp tác phát triển cây ca cao và sản xuất các sản phẩm từ cây trồng này trên địa bàn tỉnh.

Ông Roy Ben Yami - Chủ tịch Tập đoàn LR Group cho biết, Tập đoàn mong muốn có cơ hội được hợp tác với Bình Phước để trồng cây ca cao làm nguyên liệu chế biến tại chỗ. LR Group sẽ chịu toàn bộ chi phí đầu tư trong quy trình, bao gồm đầu tư giống, công chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt, Tập đoàn LR Group có thể hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Phước trồng ca cao theo quy trình hiện đại và chịu trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do người nông dân sản xuất ra.


Có thể bạn quan tâm

Lúa TBR225 'bén duyên' trên đồng Phú Thiện Lúa TBR225 'bén duyên' trên đồng Phú Thiện

Mặc dù chỉ mới được trồng ở địa phương một mùa vụ ĐX 2016- 2017 nhưng TBR225 đã được đông đảo bà con nông dân chú ý.

19/05/2017
Vì sao diện tích lúa Thơm RVT tăng nhanh ở ĐBSCL? Vì sao diện tích lúa Thơm RVT tăng nhanh ở ĐBSCL?

Vừa du nhập vào ĐBSCL, nhưng do năng suất, chất lượng, hiệu quả và được đánh giá dễ tiêu thụ nên diện tích gieo cấy RVT đã tăng nhanh.

19/05/2017
Giống lúa Đài Thơm 8 được công nhận chính thức Giống lúa Đài Thơm 8 được công nhận chính thức

Vụ hè thu - mùa 2016, giống lúa Đài Thơm 8 được đông đảo bà con nông dân khu vực ĐBSCL, miền Đông Nam bộ và duyên hải miền Trung tham quan và đánh giá cao.

19/05/2017