Giá / Tin nông nghiệp

Bí quyết làm giàu: Chuyển đất lúa sang trồng cỏ nuôi bò

Bí quyết làm giàu: Chuyển đất lúa sang trồng cỏ nuôi bò
Tác giả: Phạm Anh
Ngày đăng: 16/12/2017

Cánh đồng cỏ sữa ở xã Sa Bình ẢNH: PHẠM ANH

Từ năm 2014, xã Sa Bình, H.Sa Thầy (Kon Tum) đã chuyển đổi hàng chục héc ta ruộng lúa nước sang trồng cỏ nuôi bò, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Ông Nguyễn Văn Tịnh ở thôn Bình Trung, xã Sa Bình, cho biết sở dĩ dân bỏ một số diện tích lúa nước chuyển sang trồng cỏ là vì 3 năm trở lại đây thời tiết thất thường, hay khô hạn. Bình quân cứ mỗi sào lúa (1.000 m2) một năm làm 2 vụ thu trên 600 kg lúa tươi, nhưng năm nào khô hạn năng suất rất thấp, lúa thu hoạch không bù nổi tiền công. “Thấy một số người chuyển diện tích lúa sang trồng cỏ dinh dưỡng cao để nuôi bò có lợi hơn làm lúa nhiều tôi làm theo và quả là "một vốn hơn bốn lời”, ông Tịnh hồ hởi.

Theo tính toán, ông Tịnh trồng 2 sào cỏ, nuôi mỗi năm 3 con bò vỗ béo (mua khoảng 20 triệu đồng/con). Trong 3 tháng nuôi, ông chỉ ra ruộng cắt cỏ về cho bò, sau đó bán ra được 30 triệu đồng/con, "lấy công làm lời" lãi được 10 triệu đồng/con. "Một sào lúa làm 2 năm cũng chưa chắc bán ra được 10 triệu đồng", ông Tịnh cho hay.

Gia đình ông Lê Tấn Phước ở thôn Bình Trung mấy năm trước cũng nuôi bò vỗ béo nhưng không trồng cỏ dinh dưỡng cao nên thức ăn cho bò không ổn định, nuôi bò không có lãi. Thế nhưng 3 năm qua, khi chuyển 2.000 m2 lúa nước sang trồng cỏ, gia đình ông Phước thấy nuôi bò thuận lợi gấp bội, không phải phụ thuộc vào thức ăn như trước nữa, bán bò lúc nào tùy theo nhu cầu gia đình.

Ông Nguyễn Minh Thuận, Chủ tịch UBND xã Sa Bình, cho biết từ năm 2014, thấy trồng lúa nước bấp bênh ở một số diện tích nên xã khuyến khích nhiều hộ chuyển sang trồng cỏ. Những ngày đầu, bà con chưa tin tưởng sự chuyển đổi này nên ngại, một số cán bộ xã phải đích thân làm trước. Sau đó thấy hiệu quả, bà con mới phát triển mạnh diện tích. Không dừng lại ở đó, bà con trong xã còn tận dụng đất quanh vườn nhà, dọc đường xóm để trồng cỏ cho bò ăn. Đến nay đã có 100 hộ dân chuyển gần 20 ha lúa nước sang trồng cỏ nuôi bò vỗ béo, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa như trước đây.

“Việc chuyển ruộng lúa nước sang trồng cỏ là đúng hướng. Nhờ vậy, hiện toàn xã Sa Bình có 700 con bò nuôi vỗ béo và người dân nuôi bò theo kiểu này ai cũng có kinh tế khá giả”, ông Thuận khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng cây đước Kỹ thuật trồng cây đước

Kỹ thuật trồng cây đước. Gỗ cây mầu trắng hồng, cứng, nặng có công dụng làm củi, đốt than, làm vật liệu xây dựng, vỏ cây chứa nhiều tanin.

16/12/2017
Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp

Chim bồ câu Pháp có năng suất cao, chất lượng thịt không thua kém chim nội. Cả 3 dòng chim đều cho tỷ lệ nuôi sống cao

16/12/2017
Bí quyết làm giàu: Trồng phật thủ trĩu quả ở Tây Ninh Bí quyết làm giàu: Trồng phật thủ trĩu quả ở Tây Ninh

Hỏi thêm về “bí quyết” ông Sơn nói cây phật thủ nên trồng trên luống vì đây là loại cây không ưa ngập nước. Mỗi hàng phật thủ được trồng cách nhau 4 m

16/12/2017